Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2009

Điều kiện thiết yếu khi vào Nhật của người nước ngoài

Categories:

Để có thể nhập cảnh vào Nhật, người nước ngoài cần phải có được hộ chiếu còn thời hạn. Nhưng với nhân viên đường hàng không/đường thủy , hay là với người nước ngoài đã trở thành nhân viên đường hàng không/đường thủy ở Nhật, nếu có được Sổ tay nhân viên còn thời hạn thì ngay cả khi không có hộ chiếu còn thời hạn vẫn có thể nhập cảnh vào Nhật.

Thêm nữa, người có mục đích vào Nhật nhưng không nhận được dấu xác nhận cho phép nhập cảnh hay quyết định đồng ý cho phép nhập cảnh từ nhân viên thẩm tra nhập cảnh thì cũng sẽ không được phép nhập cảnh.

Những người đã vào nước Nhật nhưng vi phạm điều kiện thiết yếu trên đây là người nhập cảnh trái phép, ngoài việc sẽ bị cưỡng chế rời khỏi Nhật, còn có thể trở thành đối tượng bị truy cứu hình sự.

Các thủ tục nhập cảnh của người nước ngoài

Về nguyên tắc, trước khi nhập cảnh vào Nhật, người nước ngoài phải bắt buộc chịu thẩm tra nhập cảnh của nhân viên thẩm tra nhập cảnh tại các cửa khẩu (các cửa khẩu này được đặt/mở theo lệnh của Bộ Tư pháp Nhật Bản).

Việc thẩm tra nhập cảnh được tiến hành bởi nhân viên thẩm tra nhập cảnh là việc không thể thiếu nhằm tiến hành việc quản lý nhập cảnh một cách chính qui, và ngăn cản việc nhập cảnh của người nước ngoài được xem là không tốt / không có lợi cho Nhật Bản, chẳng hạn như các diện sau: người nhập cảnh trái phép, người bị khước từ nhập cảnh có lý do, người có nghi vấn trong mục đích nhập cảnh. Chỉ sau khi đã được/chịu thẩm tra nhập cảnh và nhận dấu xác nhận cho phép nhập cảnh vào hộ chiếu, thì người nước ngoài muốn vào Nhật mới được nhập cảnh hợp pháp. Người nước ngoài không nhận/chịu thẩm tra nhập cảnh thì không thể nhập cảnh hợp pháp, nếu không nhận được quyết định đồng ý cho phép mà vẫn nhập cảnh thì sẽ là nhập cảnh/nhập quốc trái phép, sẽ bị cưỡng chế rời khỏi Nhật hoặc trở thành đối tượng truy cứu hình sự.

Dưới đây là là 5 điều kiện mà người nước ngoài có nguyện vọng nhập cảnh Nhật Bản phải thỏa mãn đầy đủ.

- Phải có hộ chiếu còn thời hạn và đã nhận visa từ Đại sứ quán/Lãnh sự quán Nhật Bản.
Nội dung hoạt động ghi trong hồ sơ xin visa (hoạt động dự định sẽ tiến hành tại Nhật Bản) không phải là giả mạo.

- Hoạt động dự định sẽ tiến hành tại Nhật Bản phải phù hợp với tư cách lưu trú đã được qui định trong Luật quản lý nhập cảnh. Đồng thời, tư cách lưu trú nào thì phải phù hợp với tiêu chuẩn đó, được qui định trong tiêu chuẩn thẩm tra nhập cảnh.

- Thời gian dự định lưu trú phải phù hợp với qui định về thời gian lưu trú trong luật định.

- Không bị vướng vào [một trong các] lý do từ chối nhập cảnh được qui định trong điều 5 của luật quản lý nhập cảnh.

- Trong trường hợp người nước ngoài đã được/nhận thẩm tra nhập cảnh của nhân viên thẩm tra nhập cảnh tại cửa khẩu nhưng chưa được công nhận là thỏa mãn điều kiện để nhập cảnh thì, sẽ được chuyển đến cho nhân viên thẩm tra đặc biệt, và phải chịu thẩm vấn (hỏi đáp bằng lời).

Theo kết quả thẩm vấn, trường hợp được nhân viên thẩm tra đặc biệt xác nhận là phù hợp với điều kiện nhập cảnh thì sẽ được nhập cảnh ngay lập tức, trường hợp được xác nhận là không phù hợp với điều kiện nhập cảnh thì có thể lựa chọn giữa hai khả năng: hoặc là phục tùng theo xác nhận của nhân viên thẩm tra đặc biệt, hoặc là kháng nghị; với trường hợp phục tùng theo xác nhận thì, lệnh rời đi [khỏi Nhật Bản] sẽ được đưa ra; với trường hợp kháng nghị thì, nội trong 3 ngày tính từ khi có xác nhận, có thể đệ trình kháng nghị tới Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Khi đã nhận kháng nghị của người nước ngoài được nhân viên thẩm tra nhập cảnh đặc biệt xác nhận là không phù hợp điều kiện nhập cảnh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ phán quyết xem [người đó] có đủ lý do hay không đủ lý do trong việc đệ trình kháng nghị, tức là người đó có phù hợp hay không phù hợp với điều kiện nhập cảnh. Theo kết quả phán quyết, trường hợp được xem là “có lý do” thì sẽ lập tức được nhập cảnh, trường hợp được xem là “không có lý do” sẽ chịu lệnh buộc rời khỏi Nhật Bản; trong trường hợp người nước ngoài đã nhận lệnh rời đi [khỏi Nhật Bản] mà không nhanh chóng rời đi thì, thủ tục cưỡng chế rời đi sẽ được thực thi.

Tuy nhiên, dù đã được xem là “không có lý do” để đệ trình kháng nghị, nhưng lại được Bộ trưởng Bộ Tư pháp công nhận là có nguyên cớ để được cho phép nhập cảnh một cách đặc biệt (đặc cách cho nhập cảnh), thì người nước ngoài trong trường hợp như vậy sẽ được đặc cách cho nhập cảnh.

Như vậy, có thể thấy, trong thủ tục thẩm tra nhập cảnh cho người nước ngoài ở Nhật Bản, người nước ngoài có tạo được cơ hội để tự mình phát biểu và biện luận đầy đủ về việc phù hợp [hay không phù hợp] với điều kiện để nhập cảnh.

Visa và Giấy xá nhận tư cách lưu trú

A. Visa (thị thực)

Về nguyên tắc, người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Nhật Bản, ngoài việc có hộ chiếu còn thời hạn, thì còn phải nhận được visa do Đại sứ quán/Lãnh sự quán Nhật Bản cấp vào hộ chiếu đó.

Visa [có giá trị] xác nhận rằng hộ chiếu mà người nước ngoài đó đang sở hữu là cái có giá trị [pháp lý] do được cấp hợp pháp bởi cơ quan có thẩm quyền của chính phủ, đồng thời còn có tính chất là đề cử rằng việc nhập cảnh và lưu trú ở Nhật của người đó là thỏa đáng với những điều kiện được ghi trên visa.

Ở Nhật Bản, cấp phát visa thuộc vào công việc đảm trách của Bộ Ngoại giao.

B. Giấy chứng nhận tư cách lưu trú

Luật quản lý nhập cảnh qui định rằng : trường hợp người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Nhật Bản với tư cách lưu trú không phải là “lưu trú ngắn hạn”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ căn cứ vào hồ sơ xin nhập cảnh mà tiến hành thẩm tra về tính thỏa đáng với điều kiện nhập cảnh liên quan đến tư cách lưu trú, sau đó có thể cấp văn bản chứng minh tính thỏa đáng về mặt tư cách lưu trú của những hoạt động mà người xin nhập cảnh dự định tiến hành. Văn bản này gọi là Giấy chứng nhận tư cách lưu trú. Chế độ [cấp] Giấy chứng nhận tư cách lưu trú này có mục đích là gọn nhẹ hóa, tốc độ hóa và hiệu suất hóa thủ tục thẩm tra nhập cảnh.

Giấy chứng nhận tư cách lưu trú là văn bản được cấp trong trường hợp: Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nhật Bản thẩm tra trước để xem hoạt động mà người nước ngoài có mong muốn nhập cảnh nước Nhật dự định tiến hành tại Nhật ,có thỏa mãn hay không thỏa mãn với điều kiện để nhập cảnh (điều kiện thiết yếu về tính thỏa đáng của tư cách lưu trú, và tính phù hợp với tiêu chuẩn), sau đó đã xác nhận rằng thỏa mãn với điều kiện để nhập cảnh. Tuy nhiên, ngay cả khi hoạt động dự định tiến hành tại Nhật Bản của người nước ngoài mong muốn nhập cảnh vào nước Nhật,được xem là có tính thỏa đáng của tư cách lưu trú và tính phù hợp với tiêu chuẩn, nhưng nếu người này được xem là không thỏa mãn với những điều kiện nhập cảnh khác (như vướng vào [một trong những] lý do khước từ nhập cảnh), thì Giấy chứng nhận tư cách lưu trú sẽ không được cấp.

Trong trường hợp người nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận tư cách lưu trú tới đệ trình văn bản này (Giấy chứng nhận tư cách lưu trú) và xin cấp visa tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Nhật Bản, Giấy chứng nhận tư cách lưu trú được xem là văn bản đã hoàn tất việc thẩm tra trước của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, nên viêc cấp visa sẽ được tiến hành nhanh chóng.

Thêm nữa, người nước ngoài đệ trình Giấy chứng nhận đó (Giấy chứng nhận tư cách lưu trú) tại cửa khẩu sẽ được nhân viên thẩm tra nhập cảnh xem là người thỏa mãn điều kiện nhập cảnh trong tư cách lưu trú, nên việc thẩm tha nhập cảnh cũng sẽ được tiến hành nhanh chóng gọn nhẹ.

Lí do khước từ nhập cảnh

Nhà nước/chính phủ có quyền cấm nhập cảnh đối với người nước ngoài không tốt/không có lợi cho quốc gia cũng như cho phép nhập cảnh đối với nguời được xem là thỏa đáng, đây là nguyên tắc được xác lập trong luật quốc tế, các nước đều khước từ việc nhập cảnh/nhập quốc của người nước ngoài được xem là có khả năng làm phương hại tới những mặt như vệ sinh công đồng, trật tự xã hội, trị an trong nước.

Về cụ thể, với lí do khước từ nhập cảnh, có những thành phần người nước ngoài được xem là không tốt/không có lợi đối với nước Nhật như sau sẽ bị khước từ nhập cảnh vào Nhật Bản.

Người được xem là không thích hợp để cho phép nhập cảnh từ góc độ bảo vệ sức khỏe, vệ sinh.
2. Người được xem là không thích hợp để cho phép nhập cảnh với lý do là có tính phản xã hội (phản động) cao.
3. Người được xem là không thích hợp để cho phép nhập cảnh với những lý do như là đã chịu sự cưỡng chế buộc rời đi khỏi lãnh thổ Nhật.
4. Người được xem là không thích hợp để cho phép nhập cảnh với lý do là có khả năng làm phương hại đến lợi ích hay trị an của Nhật Bản.
Người không thể cho phép nhập cảnh dựa trên [quan điểm của] chủ nghĩa tương hỗ (principle of reciprocity).

Thủ tục xuất cảnh của người nước ngoài

Người nước ngoài muốn rời khỏi Nhật Bản nhất định phải được sự xác nhận xuất cảnh của nhân viên thẩm tra nhập cảnh. Xác nhận xuất cảnh là việc xác nhận việc xuất cảnh của các cá nhân người nước ngoài, được tiến hành với mục đích nhằm nắm được một cách đích xác về người nước ngoài rời khỏi Nhật Bản, mà không phải là việc kiềm chế bản thân việc xuất cảnh.

Về nguyên tắc, xác nhận xuất cảnh được tiến hành bằng cách đóng dấu chứng thực vào hộ chiếu của người nước ngoài, nhưng với trường hợp đã nhận được Giấy cho phép khi nhập cảnh thì sẽ được tiến hành bằng cách thu hồi Giấy cho phép. Ngay cả với trường hợp đã nhận được đồng ý cho phép tái nhập cảnh, thì khi xuất cảnh cũng nhất thiết phải được/chịu xác nhận xuất cảnh.

Việc xuất cảnh của người nước ngoài có hiệu quả [tình huống] như sau : người nước ngoài tuy đã hết tư cách lưu trú và hạn lưu trú mà người đó vốn đã có trong thời gian lưu trú ở Nhật nhưng đã nhận được sự đồng ý cho phép tái nhập cảnh trước khi xuất cảnh, thì nếu người đó tái nhập cảnh trong thời gian đồng ý cho phép tái nhập cảnh còn hạn, thì tư cách lưu trú và thời gian lưu trú sẽ được xem là kéo dài tiếp tục như trước đó.

Người xuất cảnh mà không được nhận xác nhận xuất cảnh hay người có mưu hoạch trong việc xuất cảnh sẽ trở thành đối tượng truy cứu hình sự.

Tư cách lưu trú

Người nước ngoài lưu trú ở Nhật Bản không được vượt qua phạm vi hoạt động (đã được cho phép) trong tư cách lưu trú (đã được phê cấp) hay tùy tiện thay đổi nội dung hoạt động để vận hành/điều khiển các chương trình mang lại thu nhập, hoặc tiến hành các hoạt động được nhận thù lao. Khi muốn tiến hành các hoạt động tương ứng với tư cách lưu trú khác tư cách lưu trú mà mình hiện đang có, người nước ngoài nhất thiết phải làm thủ tục chuyển đổi tư cách lưu trú để nhận được đồng ý của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; và khi bên cạnh các hoạt động thuộc tư cách lưu trú hiện đang có mà muốn vận hành/ điều khiển các chương trình mang lại thu nhập hay tiến hành các hoạt động được nhận thù lao, người nước ngoài nhất thiết phải qua các thủ tục đã định để nhận được đồng ý cho phép hoạt động/lao động ngoài tư cách. Thêm nữa, khi thời hạn lưu trú đã được phép và tư cách lưu trú đến kì mãn hạn mà muốn tiếp tục lưu trú thì cần phải làm thủ tục đổi (cấp hạn mới) thời gian lưu trú.

Chuyển đổi tư cách lưu trú

Chuyển đổi tư cách lưu trú có nghĩa là: khi người nước ngoài có tư cách lưu trú do muốn thay đổi mục đích lưu trú để có thể hoạt động phù hợp với tư cách lưu trú khác, làm thủ tục xin Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho phép thay đổi tư cách lưu trú, nhờ đó nhận được đồng ý cho phép thay đổi từ tư cách lưu trú hiện đang có sang tư cách lưu trú mới.

Nhờ có thủ tục này nên trong trường hợp người nước ngoài đang lưu trú ở Nhật muốn được tiến hành các hoạt động thuộc tư cách lưu trú khác,mà các hoạt động đó không thể tiến hành ở tư cách lưu trú hiện đang có, người đó có thể xin được tư cách lưu trú khác mà không cần phải tạm thời rời Nhật một lần.

Người nước ngoài muốn được chuyển đổi tư cách lưu trú nhất thiết phải theo đúng các thủ tục đã được qui định bởi pháp lệnh của Bộ Tư pháp để xin Bộ trưởng Bộ Tư pháp đồng ý cho phép chuyển đổi tư cách lưu trú.

Đổi (cấp hạn mới) tư cách lưu trú

Về mặt nguyên tắc, người nước ngoài hiện có tư cách lưu trú và đang sống tại Nhật Bản có thể lưu trú ở Nhật chỉ hạn trong thời gian lưu trú đã được cấp, vì thế cho nên, ví như trong trường hợp với thời gian lưu trú đã được cấp (cấp khi được cho phép nhập cảnh) mà không thể hoàn thành mục đích lưu trú đã định thì người đó phải tạm thời xuất cảnh một lần, phải xin lại visa rồi mới nhập cảnh lại; việc trên sẽ trở thành gánh nặng lớn đối với người nước ngoài.

Chính vì thế, Luật quản lý nhập cảnh đã qui định thủ tục cho phép đổi (cấp hạn mới) thời gian lưu trú để có thể tiếp tục lưu trú đối với trường hợp nào,mà Bộ trưởng Bộ Tư pháp phán đoán rằng việc tiếp tục công nhận sự lưu trú của người nước ngoài hiện đang lưu trú tại Nhật Bản đó là thỏa đáng.

Người nước ngoài muốn đổi (cấp hạn mới) thời gian lưu trú nhất thiết phải theo các thủ tục đã được qui định bởi pháp lệnh của Bộ Tư pháp để xin Bộ trưởng Bộ Tư pháp đồng ý cho phép đổi (cấp hạn mới) thời gian lưu trú.

Lấy tư cách lưu trú

Lấy tư cách lưu trú có nghĩa là đồng ý cho phép lưu trú cần phải có với người nước ngoài trong trường hợp: với lý do từ bỏ quốc tịch Nhật Bản hay sinh nở, hoặc các lý do khác, người nước ngoài đành phải lưu trú ở Nhật mà không qua thủ tục nhập cảnh được qui định bởi Luật quản lý nhập cảnh, và muốn lưu trú ở Nhật trên 60 ngày kể từ ngày phát sinh lý do.

Chế độ tư cách lưu trú của Nhật Bản được qui định ra để thực hiện việc quản lý mang tính chính thức việc nhập cảnh và lưu trú của tất cả người nước ngoài, bởi vậy, với người từ bỏ quốc tịch Nhật Bản hay người nước ngoài với lý do như sinh nở (hay lí do khác) đành phải lưu lại Nhật Bản mà không qua thủ tục xin cho phép nhập cảnh, đều phải có được tư cách lưu trú khi lưu trú.

Nhưng khó có thể ngay lập tức bắt buộc thực hiện nghĩa vụ về mặt quản lý xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài đành phải lưu trú ở Nhật Bản với các lý do trên kể từ ngày phát sinh các lý do, và cũng có trường hợp: người nước ngoài đành lưu lại Nhật Bản với các lý do trên nhưng không có mong muốn lưu trú lâu dài. Bởi vậy, cùng với việc công nhận việc có thể tiếp tục lưu trú ở Nhật Bản mà không có tư cách lưu trú trong vòng 60 ngày tính từ ngày phát sinh lý do, thì trong trường hợp muốn lưu trú hơn 60 ngày nhất thiết phải xin tư cách lưu trú nội trong 30 ngày kể từ ngày lý do phát sinh.

Người nước ngoài muốn xin tư cách lưu trú phải tuân theo thủ tục được qui định bởi pháp lệnh của Bộ Tư pháp để tiến hành việc xin Bộ trưởng Bộ Tư pháp đồng ý cho lấy tư cách lưu trú.

Đồng ý cho phép đinh cư (lưu trú lâu dài)

Đồng ý cho phép định cư là quyết đinh cho phép của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp cho trường hợp người nước ngoài có tư cách lưu trú muốn chuyển tư cách lưu trú sang thành người định cư, có thể xem đó là một loại đồng ý cho phép chuyển đổi tư cách lưu trú.

Người nước ngoài đã nhận được sự đồng ý cho phép định cư sẽ được lưu trú ở Nhật Bản với tư cách lưu trú của “người định cư”. Tư cách lưu trú gọi là “người định cư” do không có giới hạn về hoạt động lưu trú hay thời gian lưu trú, cho nên việc quản lí lưu trú được thực hiện lỏng hơn rất nhiều so với các tư cách lưu trú khác. Bởi vậy, với sự đồng ý cho phép định cư, việc thẩm tra cần phải tiến hành thận trọng hơn so với việc chuyển đổi tư cách lưu trú thông thường, cho nên sẽ có qui định được đặt riêng/độc lập với thủ tục xin đồng ý cho phép chuyển đổi tư cách lưu trú nói chung.

Đồng ý cho phép đinh cư (lưu trú lâu dài)

Đồng ý cho phép tái nhập quốc/nhập cảnh là đồng ý cho phép của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp nhằm làm gọn nhẹ hóa thủ tục nhập cảnh cho trường hợp: người nước ngoài đang lưu trú tại Nhật Bản có mong muốn rời Nhật trong một thời gian rồi sau đó lại trở lại Nhật, và đồng ý cho phép này được cấp trước khi người đó xuất cảnh.

Người nước ngoài đang lưu trú tại Nhật Bản đã xuất cảnh mà nếu không nhận được (không làm thủ tục xin) sự đồng ý cho phép tái nhập quốc thì tư cách lưu trú và thời gian lưu trú mà người đó đang có sẽ mất, cho nên với trường hợp người này muốn vào lại Nhật Bản, phải xin lại visa trước khi nhập cảnh, phải xin nhập cảnh và qua được thủ tục thẩm tra nhập cảnh thì mới nhận được đồng ý cho phép nhập cảnh.

Ngược lại, với người nước ngoài đã nhận được đồng ý cho phép tái nhập cảnh, trong khâu làm thủ tục xin nhập cảnh khi nhập cảnh, sẽ được miễn trừ visa (mà bình thường là cần thiết).

Thêm nữa, sau khi nhập cảnh thì tư cách lưu trú và thời gian lưu trú trước đó sẽ được xem là tiếp tục có giá trị.

Đồng ý cho phép tái nhập cảnh có 2 loại: loại chỉ có giá trị 1 lần và loại có giá trị nhiều lần (có thể sử dụng nhiều lần khi thời gian lưu trú còn hạn).

Đồng ý cho phép hoạt động/lao động ngoài tư cách

Tư cách lưu trú của người nước ngoài lưu trú tại Nhật Bản được qui định bởi Luật quản lý nhập cảnh, được phân ra làm 27 loại tư cách lưu trú tương ứng với hoạt động trong thời gian lưu trú hay địa vị/thân phận của người nước ngoài. Trong đó, về 23 loại tư cách lưu trú được liệt kê trong Bảng riêng số 1 của Luật nói trên, sẽ được qui định về các hoạt động có thể tiến hành ở Nhật Bản của từng tư cách lưu trú ở phần dưới của bảng đó (Bảng riêng số 1), với các trường hợp muốn điều hành các chương trình mang lại thu nhập hay tiến hành các hoạt động được thu lao ngoài các hoạt động được cho phép, nhất thiết phải nhận được đồng ý cho phép của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Nội dung hoạt động được cho phép sẽ được ghi trong Giấy cho phép hoạt động/lao động ngoài tư cách cùng với các chi tiết như về tên của doanh nghiệp/cơ sở thuê mướn nhân công (giấy này sẽ được cấp khi đồng ý).

Nhưng cần chú ý rằng, về nguyên tắc, với người nước ngoài có tư cách lưu trú là “lưu học” hay “tựu học” [tu nghiêp/thực tập] có thể nhận được đồng ý cho phép tổng quát để được thực hiện hoạt động ngoài tư cách mà không đặc định về nội dung hoạt động và nơi thực hiện, nhưng phải đính kèm thêm “thư đề nghị kèm theo” của các cơ sở giáo dục/đào tạo [trong hồ sơ]. Như ghi dưới đây, đồng ý cho phép tổng quát này cũng có một số hạn chế về thời gian hoạt động và nơi hoạt động.

(1)Hạn mực trong thời gian hoạt động

a Lưu học sinh (không tính nghiên cứu sinh [sinh viên chuẩn bị vào sau đại học] hay học viên dự thính phải chuyên vào nghe giảng)
Có thể làm công việc/điều hành chương trình mang lại thu nhập hay tiến hành hoạt động cho thù lao trong vòng 28 tiếng / một tuần (vào kì nghỉ dài hạn của cơ sở giáo dục/đào tạo thì là trong vòng 8 tiếng/một ngày)
b Nghiên cứu sinh [sinh viên chuẩn bị vào sau đại học] hay học viên dự thính phải chuyên vào nghe giảng
Có thể làm công việc/điều hành chương trình mang lại thu nhập hay tiến hành hoạt động cho thù lao trong vòng 14 tiếng / một tuần (vào kì nghỉ dài hạn của cơ sở giáo dục/đào tạo thì là trong vòng 8 tiếng/một ngày)
c Tựu học sinh
Có thể làm công việc/điều hành chương trình mang lại thu nhập hay tiến hành hoạt động cho thù lao trong vòng 4 tiếng / một ngày.

(2)Hạn chế về nơi hoạt động

Không tính đến người làm việc tại các sơ sở kinh doanh tính dục / mại dâm hoặc kinh doanh tính dục/mại dâm theo hình thức có mở cửa hàng, và người làm việc trong các nghề kinh doanh sau: kinh doanh tính dục/mại dâm theo hình thức không mở cửa hàng, kinh doanh tính dục/mại dâm theo hình thức truyền gửi hình ảnh, kinh doanh môi giới tính dục bằng điện thoại theo hình thức có mở cửa hàng, kinh doanh môi giới tính dục bằng điện thoại theo hình thức không mở cửa hàng.

Tiếp theo là, hiện nay, với người đang lưu trú với tư cách lưu trú là “lưu trú ngắn hạn” và là người nước ngoài đã tốt nghiệp đại học (bao gồm cả đại học ngắn hạn và sau đại học) ở Nhật Bản (không tính học sinh khoa đặc biêt, học viên dự thính, học viên đến nghe giảng lấy chứng chỉ/đơn vị, và nghiên cứu sinh [sinh viên chuẩn bị vào sau đại học]) mà đang tiếp tục hoạt động xin việc từ trước khi tốt nghiệp thì, căn cứ vào [hồ sơ] xin cá biệt, có thể nhận được đồng ý cho phép hoạt động/lao động ngoài tư cách trong vòng 28 tiếng/một tuần. Khi đệ trình hồ sơ phải đính kèm thêm “Thư đề cử” của đại học.

Thêm nữa, hiện nay, người lưu trú với tư cách lưu trú là “sống cùng gia đình/đoàn tụ gia đình” mặc dù đã có thể nhận được đồng ý cho phép tổng quát rằng có thể hoạt động/lao động ngoài tư cách với mức trong vòng 28 tiếng/một tuần, những cũng có những hạn chế giống như (2) ở trên.

Giấy chứng nhận tư cách lao động

Giấy chứng nhận tư cách lao động là văn bản mà Bộ trưởng Bộ Tư pháp chứng nhận về hoạt động cho thu nhập hay hoạt động được nhận thù lao (dưới đây gọi là “hoạt động/lao động”) mà người ngoài lưu trú tại Nhật Bản có thể tiến hành (dựa trên kết quả thẩm tra hồ sơ đệ trình của người đó).

Người muốn tuyển dụng người nước ngoài cần phải xác nhận trước xem người nước ngoài đó có hay không có tư cách lao động tại Nhật Bản, đồng thời, về phía bản thân người nước ngoài, thì để có thể thực hiện thủ tục tìm việc/xin việc một cách suôn sẻ, cũng cần có cách giúp cho phía tuyển dụng lao động hiểu rõ rằng mình có tư cách lưu trú có thể lao động. Có thể thực hiện việc xác nhận người nước ngoài có thể hay không có thể lao động hợp pháp ở Nhật Bản bằng cách xem dấu chứng nhận có thể nhập cảnh được đóng trong hộ chiếu hay thẻ đăng kí người nước ngoài hoặc giấy đồng ý cho phép hoạt động ngoài tư cách.

Nhưng cũng có trường hợp nếu không đối chiếu hoạt động tương ứng với các tư cách lưu trú ghi trong bảng riêng (bảng đính kèm) của Luật quản lý nhập cảnh thì sẽ không định được rõ những hoạt động cụ thể nào được qui định. Chính vì thế, Luật quản lý nhập cảnh có mục đích là giúp thuận tiện cho cả hai bên (cả bên tuyển dụng lao động và cả bên người nước ngoài), với trường hợp người nước ngoài có nguyện vọng thì có thể cấp giấy chứng nhận tư cách lao động trong đó ghi cụ thể về hoạt động lao động mà người đó có thể thực hiện, và cũng có thể dễ dàng xác nhận được nội dung hoạt động lao động được cho phép của người nước ngoài [mà phía tuyển dụng] muốn tuyển.

Bản thân Giấy chứng nhận tư cách lao động không phải là căn cứ cho việc người nước ngoài có thể tiến hành hoạt động/lao động, và cũng không có nghĩa là: nếu không có giấy đó thì người nước ngoài không thể tiến hành hoạt động/lao động.

Thêm nữa, trong Luật quản lý nhập cảnh cũng qui định rằng, không được đối xử bất công/bất lợi (như có sự phân biệt trong tuyển dụng) nếu vì lý do không trình/nộp Giấy chứng nhận tư cách lao động.

Việc mang sẵn hộ chiếu bên mình

Người nước ngoài lưu trú ở Nhật Bản luôn phải mang hộ chiếu hay các loại giấy tờ pháp lí theo bên mình, để khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu xuất trình thì có thể lập tức xuất trình.

Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt, nếu trong hộ chiếu của người nước ngoài đang lưu trú ở Nhật Bản nêu không nhận được một loại đồng ý cho phép nào đó được qui định bởi Luật quản lý nhập cảnh thì sẽ không được nhập cảnh hay lưu trú ở Nhật, hoạt động sẽ bị hạn chế do tư cách lưu trú, hoặc bị hạn chế [bắt buộc]. Vì thế, để có thể nắm bắt tức thời người nước ngoài đang lưu trú ở Nhật có hay không có tính hợp pháp về lưu trú, có thể hay không thể hoạt động/lao động ngoài tư cách, có vi phạm hay không vi phạm điều kiện đã được cho phép về nhập cảnh – lưu trú, người nước ngoài luôn phải mang theo hộ chiếu hay giấy tờ pháp lý các loại bên mình, khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải trình báo.

Nhưng nếu mang theo Thẻ đăng kí người nước ngoài thì được miễn nghĩa vụ mang hộ chiếu theo bên mình.

Người nào vi phạm qui định này sẽ trở thành đối tượng xử phạt hình sự hay xử phạt hành chính.

Tước bỏ tư cách lưu trú

Hiện nay, trong số người nước ngoài đang lưu trú tại Nhật Bản, có không ít người đã nhập cảnh bằng sự gian dối hay bằng các mánh lới bất chính, hoặc không làm đúng các hoạt động tương ứng với tư cách lưu trú để lao động bất hợp pháp, phạm tội, làm phương hại đến quản lý xuất nhập cảnh hợp pháp, vì thế, để vận dụng chế độ tư cách lưu trú một cách hiệu quả hơn nữa, trong phần được cải chính của Luật quản lý nhập cảnh năm Bình Thành 16 (2004) đã có thêm chế độ tước bỏ tư cách lưu trú.

Khi một trong những điều mục/sự việc được đánh số dưới đây được minh chứng, thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể tước bỏ tư cách lưu trú mà người nước ngoài hiện đang có.

Trường hợp đã nhận được dấu chứng nhận đồng ý cho phép nhập cảnh bằng sự gian dối hay thủ đoạn bất chính, nhờ đó mà đã làm cho phán đoán của nhân viên thẩm tra nhập cảnh về tính thỏa đáng của các lý do khước từ nhập cảnh đã bị sai nhầm.

Trường hợp đã nhận được dấu chứng nhận đồng ý cho phép nhập cảnh bằng gian dối hay thủ đoạn bất chính, khai man hoạt động muốn thực hiện tại Nhật Bản. Ví dụ: người có mong muốn làm lao động đơn giản ở Nhật nhưng lại khai báo là tiến hành các hoạt động tương ứng với tư cách lưu trú là “kĩ thuật” sẽ trở thành đối tượng bị tước bỏ tư cách lưu trú trong điều mục này.

Trường hợp người đệ trình hồ sơ đã khai man các sự thực/sự việc bên ngoài hoạt động dự định tiến hành tại Nhật Bản và đã nhận được dấu chứng nhận đồng ý cho phép nhập cảnh. Ví dụ: trường hợp người đệ trình hồ sơ khai man lý lịch cá nhân của chính mình sẽ trở thành đối tượng bị tước bỏ tư cách lưu trú trong điều mục này.

Trường hợp với phương cách khác với điều mục từ 1 đến 3 kể trên để đệ trình hồ sơ giả mạo/man trá và nhận được dấu chứng nhận đồng ý cho phép nhập cảnh. Ở điều mục này, việc man trá hay thủ đoạn bất chính không trở thành điều kiện thiết yếu, và cũng không cần phải có điều kiện là người đệ trình hồ sơ có chủ ý.

Trường hợp đã trên 3 tháng liên tục không thực hiện các hoạt động liên quan đến tư cách lưu trú (chỉ giới hạn vào Bảng riêng số 1 trong Luật quản lý nhập cảnh) hiện có (nhưng không tính trường hợp có lý do chính đáng cho việc lưu trú mà không thực hiện hoạt động tương ứng).
Trước khi tước bỏ tư cách lưu trú, có tiến hành việc lấy ý kiến của người nước ngoài đang trở thành đối tượng [thẩm tra].

Thêm nữa, trường hợp bị tước bỏ tư cách lưu trú với lý do tương ứng với điều mục 1 và 2 ghi trên đây sẽ trở thành đối tượng bị cưỡng chế rời đi ngay lập tức, còn trường hợp bị tước bỏ tư cách lưu trú với lý do tương ứng với điều mục 3, 4, 5 nêu trên thì sẽ được cho thời hạn chuẩn bị xuất cảnh nội trong 30 ngày, được phép tự chủ xuất cảnh trong thời hạn đó.

Nếu trong thời hạn được chỉ định mà không xuất cảnh thì sẽ trở thành đối tượng bị cưỡng chế rời đi, và cũng có thể trở thành đối tượng bị xử phạt hình sự.

(Nguồn www.thongtinnhatban.net)

Spread The Love, Share Our Article

Related Posts

No Response to "Điều kiện thiết yếu khi vào Nhật của người nước ngoài"

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.