Thứ Năm, 27 tháng 8, 2009

Đi tìm cái tôi trong teamwork

“Một nhóm làm việc phân ra làm ba loại người, ví như con hổ, xe cứu thương và tàu ngầm”, trong chương trình Người đương thời cách đây hơn một năm, giáo sư tâm lí học Olle Rockstrom đã định nghĩa về teamwork hiện đại một cách giản dị đáng kinh ngạc đến vậy. Qua một số câu chuyện nhỏ dưới đây, hy vọng rằng bạn sẽ nhận ra bạn thực sự là ai trong một nhóm hoàn chỉnh.

Nhóm của người Nhật và nhóm của người Việt


Câu chuyện đầu tiên bắt nguồn từ sự may mắn ngẫu nhiên của tôi khi tham gia vào một chuyến đi thực tế trồng rừng tại huyện Thanh Chương, Nghệ An. Những họat động xã hội dạng này từ lâu đã trở nên quen thuộc với sinh viên, học sinh Nhật vì đơn giản họ có đủ điều kiện thuận lợi cả về thời gian lẫn tài chính.

Công việc trồng cây diễn ra trên một quả đồi trống, các mảng cây cũ ở đây đã bị khai thác hết cho họat động sản xuất của một nhà máy gần đó. Thọat đầu, những sinh viên Nhật đứng “đờ ra”, họ lóng ngóng như những đứa trẻ trong khi nhóm sinh viên Việt đã tay cuốc tay xẻng đào, xới huyên náo. Anh chàng trưởng nhóm 1 Hitoshi sau 5 phút quan sát, chạy lại thì thầm gì đó với cô phụ trách và đứng “đợi lệnh”, sau cái gật đầu của cô, Hitoshi tập trung các thành viên trong nhóm lại, truyền đạt thông tin, phân công từng người vào công việc rồi mới bắt tay vào làm. Tính nguyên tắc là điều không bao giờ thay đổi trong cách làm việc nhóm của người Nhật. Các thành viên có quyền đưa ra chính kiến, phủ quyết ý kiến của thành viên khác bằng lập luận cá nhân, nhưng quyết định cuối cùng luôn thuộc về trưởng nhóm, team leader.

Khi bước vào công việc, họ quan sát rất kĩ các quá trình, rồi mới chọn cho mình cách tiến hành. Trước đây, những người đi trước thường hay nói 1 người Việt thì hơn 1 người Nhật, nhưng 3 người Việt chắc chắn sẽ thua 3 người Nhật. Về khả năng, người Nhật và người Việt là như nhau, đôi khi khả năng nắm bắt công việc của họ còn khá chậm chạp và rụt rè, nhưng cái cách họ “hiểu” nguyên tắc và chấp nhận nguyên tắc đã giúp họ thành công.

Mặt khác, khi có những sai lầm xảy ra, bạn nghĩ các giải quyết của người Việt và người Nhật khác nhau ra sao. Nhóm người Việt sẽ “mặt nặng mày nhẹ” tranh cãi nhau và tìm cho ra “thủ phạm” trong nhóm đã làm hỏng. Trong khi đó nhóm người Nhật sẽ tập trung lại để cùng tháo gỡ vấn đề. Cách thức đó không phải chuyên nghiệp hay nghiệp dư, mà là phưong pháp tư duy, mỗi thành viên trong nhóm không bao giờ có cảm giác là người thừa hay bị bỏ rơi. Cái cách người Nhật làm điều đó sẽ khiến bạn ấn tượng.


Thành công đến từ bản lĩnh và kinh nghiệm

Tâm lí làm teamwork trong môi trường học tập, với các bạn cùng lớp thật không đơn giản. Số lượng những nhóm làm việc tốt, được đánh giá là thành công thường không nhiều, nguyên nhân chính do sự thiếu kinh nghiệm của các thành viên cũng như bản lĩnh của người làm leader chưa đủ tầm.

Tuấn là sinh viên năm thứ 3 của một trường đại học lớn tại Hà Nội, dù sắp ra trường đến nơi nhưng anh chàng vẫn khá lúng túng trong những bài thuyết trình nhóm. “Tốt nhất là làm việc với những người trên tầm mình để học hỏi, còn không thì phải là những người kém hơn mình thì mới dễ đổi hướng công việc mà không gặp trở ngại, làm với người cùng trình độ, ai cũng cãi ngang và khó thuyết phục”, Tuấn nhận xét. Chính vì lí do này mà Tuấn luôn thích làm việc với các anh chị khóa trên hơn là các thành viên cùng lớp.

Khi làm teamwork, người Việt thường thiếu đi sự cân bằng và công bằng trong các quyết định đánh vào tâm lí. Đơn cử như khi chọn người làm cùng, leader bao giờ cũng chấm những người hợp cạ trước tiên rồi mới đến tài năng, hoặc nhiều khi chỉ vì ganh ghét một ai đó mà sẵn sàng phủ nhận thành quả cũng như ý kiến chính đáng của họ. Vân Khanh mang danh nhóm trưởng trong suốt những năm ngồi trên giảng đường, cô khá “đắt hàng” vì ai cũng muốn làm việc trong nhóm của Khanh. Đơn giản họ chỉ cần “ném” bài cho Khanh, cô sẽ lo biên tập từ A-Z, như thế thì ai chả muốn làm cùng. Nhưng đến khi đi làm, Khanh mới “vỡ” ra rằng, “ôm” hết phần việc của người khác là “dại”. Vì đôi khi có những vấn đề thuộc về chuyên môn, mình muốn “ôm” nhưng lại không hiểu đang “ôm” cái gì, tất dẫn đến hỏng việc, “thậm chí người ta thấy mình nhiệt tình thì lại càng hững hờ trước nhiệm vụ được phân”, Khanh bức xúc.

Thế hệ của sự tự tin đặt sai chỗ ?

Trở lại câu chuyện của xe cứu thương, tàu ngầm và con hổ, một ví dụ trực quan hết sức sinh động về vai trò những thành viên trong nhóm. Góc nhìn đó thể hiện óc quan sát tinh tế, hài hước và đặc biệt giản dị của giáo sư Olle Rockstrom, ông dẫn những học viên của mình bước qua từng nấc của quá trình cảm nhận năng lực bản thân và những người trong cùng nhóm, từ đơn giản đến phức tạp, như một câu nói hài hước: “ở đời, phải biết mình là ai”.

Cách đây khoảng 5 năm, rất nhiều diễn giả quốc tế đặt chân đến Việt Nam có đưa ra một nhận xét, giới trẻ Việt tỏ ra nhút nhát khi đưa ra quan điểm và biện luận cá nhân. Hội nhập, mở cửa, gương mặt thế hệ trẻ cũng vì thế mà thay đổi. Bây giờ người trẻ “thích nói” và nói rất nhiều. Mỗi khi phản biện ý kiến đánh giá trong những bài thuyết trình nhóm, các bạn trẻ Việt thường không kiểm soát được vấn đề, họ tỏ ra quá tự tin và hiểu biết nhưng lại “loanh quanh” và không đi đúng vào trọng tâm. Đó là khi sự tự tin bị đặt nhầm chỗ, nó không đứng vững trên nền tảng kiến thức thiếu hụt. Trong teamwork của người Việt, cần phải tạo dựng chặt chẽ hơn nữa mối quan hệ giữa “con hổ” và “tàu ngầm”. “Tàu ngầm” hiểu sâu, biết rộng nhưng thờ ơ và ngại dịch chuyển, trong khi “hổ” lại mạnh mẽ và nhiệt tình với vốn kiến thức có hạn. Một câu chuyện giản dị của giáo sư Olle sẽ minh chứng cho bạn thấy điều đó và cũng để kết thúc bài viết này: “Hai cha con đang đi trên bờ biển. Có hàng vạn con sò bị sóng đánh vào và trôi dạt trên bờ. Người con lặng lẽ nhặt từng con sò và ném trở lại biển. Người cha ngạc nhiên thắc mắc, công việc con làm thật vô ích, còn hàng vạn con khác vẫn bị mắc trên bờ. Người con trả lời, đúng là có hàng vạn con sò, nhưng mỗi con đều có khát vọng sống và điều đó rất đáng quý”.

5 điều bạn sẽ cần trong teamwork

  • Lắng nghe ý kiến của thành viên khác với phán đoán khách quan và lôgic.
  • Tạo thói quen tập trung, độc lập và đừng động chạm đến ai cho tới khi hoàn thành phần việc của chính bạn.
  • Im lặng tuyết đối trước những vấn đề bạn không hiểu rõ.
  • Leader không phải người làm nhiều nhất mà là người bản lĩnh nhất.
  • Bình tĩnh và kiên trì mới là chiều khóa giải quyết những sai lầm.

(Nguồn thegioihocduong.vn)

Khám phá sắc màu Tokyo trong điệu nhảy mùa hè

Nếu có mặt tại Tokyo trong khoảng thời gian này, hãy háo hức chuẩn bị cho dịp cuối tuần này cảa bạn để tham gia vào một trong những lễ hội lớn nhất Tokyo năm nay. Đây là lần thứ 53 lễ hội được tổ chức kể từ lễ hội lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1956. Hày cùng Ichi dành thời gian để ghé thăm lễ hội lớn nhất mùa hè của vùng Tokyo, Nhật Bản này nhé!

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/7cf94386.jpg

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/060831awa.jpg

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/DSC05849.JPG

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/DSC05592.JPG

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/DSC05626.JPG

Lễ hội mang tên Koenji Awaodori, hàng năm tập trung đến 12.000 vũ công, trực thuộc về gần 200 đội trên toàn quốc tập trung về Tokyo trong thời điểm cuối tháng 8 hàng năm này. Do được tổ chức tại khu vực của nhà ga tàu điện ngầm Koenji, thuộc phía Nam đường Konan. Awaodori là điệu múa truyền thống của lễ hội obon, nó được hình thành và phát triển từ khoảng thế kỷ 16. Ngày nay, trải qua gần 5 thế kỷ trong lòng một quốc gia luôn coi trọng và phát huy các giá trị của văn hóa truyền thống như Nhật Bản, Awa Odori luôn giữ được vị trí quan trọng của nó trong nền văn hóa bản địa cũng như tạo ra một làn sóng mới trong văn hóa đại chúng đầu thế kỷ 21.

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/DSC06154.JPG

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/DSC05663.JPG

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/DSC06140.JPG

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/DSC06139.JPG

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/DSC06137.JPG

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/DSC06114.JPG

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/DSC06132.JPG

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/DSC06082.JPG

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/DSC06081.JPG

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/DSC06076.JPG

Đây là lễ hội có quy mô lớn thứ 2 trong tất cả các lễ hội được tổ chức trên toàn Nhật Bản mỗi năm, và là một trong chum 3 lễ hội mùa hè – luôn được coi là điểm thu hút hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước ghé thăm Tokyo vào thời điểm hè – thu hàng năm. Lễ hội kéo dài trong 3 ngày 26, 27 và 28/8 hàng năm, thường được bắt đầu từ khoảng 6h chiều đến 10h mỗi tối và diễn ra trên một tổng diện tích xấp xỉ 5km vuông. Vì thế mà hàng năm nó thu hút đến gần 40.000 người tham gia.

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/ae6173ae.jpg

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/pic3.jpg

Các bạn yêu mến những động tác rộn ràng và chất nhạc sôi động của các điệu múa Yosakoi Nhật Bản, vậy thì đừng bỏ qua cơ hội hiếm có để chiêm ngưỡng sự trẻ trung rộn ràng của những điệu múa này ngay tại lòng thủ đô Tokyo. Hơn nữa, sẽ là một dịp may hiếm có để hòa mình vào không khí văn hóa đặc sắc của Tokyo, với sự choáng ngợp chắc chắn trước những y phục truyền thống rực rỡ, bởi ánh đèn lồng sáng rực và những điệu nhạc kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, nhất định sẽ khiến bạn say đắm dù bạn có yêu thích việc nhảy múa hay không ^.^

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/DSC06065.JPG

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/DSC06013.JPG

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/DSC05897.JPG

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/DSC06002.JPG

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/DSC05920.JPG

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/dd20090804-00.jpg

Ichi Guide

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2009

Bình loạn về Kanji - Phần 1

Một học sinh đang đàm đạo với thầy giáo:
sensei: em có bít 天(thiên) là trời, cao hơn trời là 夫(phu) . nghĩa là trong quan hệ xã hội-gia đình chồng là người tối cao. Thêm dấu phẩy thành 失(thất) , mất chồng là mất tất cả .

josei: vậy thầy bít chữ 安(an) kô trên có mái nhà dưới có người phụ nữ thì gia đình mới êm ấm . Trong nhà mà kô có người phụ nữ thì sẽ giống như có nhà nhưng kô thể trở về .

Chữ Đại (to lớn) 大 thêm nét phẩy ở trên,bên trái thành chữ Khuyển(con chó)、犬、 thêm nét phẩy ở phía dưới thành chữ Thái 太(mập)

親 (Oya) Cha mẹ là người đứng、(立、)trên cây(木) nhìn(見)về hướng của con khi con đi xa.

男(Otoko)là người đổ sức lực(力)vào đồng ruộng(田)

刀(かたな) là đao , 心 (こころ) là tâm (tim). Đao chém vào tim là nhẫn (忍) người xưa muốn nhắn nhủ rằng muốn quyết tâm chuyện gì cũng phải khắc cốt ghi tâm .

Người Nhật thuờng treo nhữ nhẫn (忍) trong nhà để luôn tự nhắc nhở mình quyết tâm .

Các doujou(đạo trường) thường treo và tôn thờ chữ nhẫn ( 忍 ) để thể hiện lòng kiên trì quyết tâm phấn đấu rèn luyện .

徳「とく」:các cụ có câu:chim chi’ch mà đậu cành tre,thập十 trên tứ四 dưới nhất đè chữ tâm心 là chữ ĐỨC rồi -Phú 富 miên + nhất + khẩu : dưới mái nhà mà chỉ có 1 miệng ăn , 1 thửa ruộng thì nhất định phải giàu có.

-Cát 吉 sĩ + khẩu: lời thóat ra từ miệng của người có học thường là lời tốt lành .
-Xuân 春 Tam + nhân+nhật : ngày xuân 3 người cùng di dạo
-Như 如 nữ + khẩu : quan niệm thời xưa bắt con gái mở miệng phải nói y như chồng.
-Giới 介 : người đứng giữa làm mai mối cho 2 kẻ xa lạ.
-Lâm 林 đất có 2 cây thì thành rừng .
-Đông 東 nhật + mộc : sáng sớm nhìn về hướng đông thấy mặt trời lấp ló sau ngọn cây.
-Thiên 天 : nhật + đại : trời là đấng vĩ đại nhất.
-Minh 明 nhật+nguyệt : mặt trăng mặt trời gặp nhau thì nhất định phải sáng .
-Hảo 好 nữ+tử ( quan niệm thời xưa là con trai ) trai gái gặp nhau thì ham thích .
-Cửu 久 phiệt + nhân : người già sống lâu thì lưng còng tóc bạc .
-Tự 字 miên + tử : người con trai ở dưới mái nhà thì đọc chữ.
-Huynh 兄 khẩu + nhân : người anh dùng miệng để khuyên nhủ em.
-Bản 本 : mộc + nhất gạch ngang : để đánh dấu gốc rể của cây
-Phẩm 品 : 3 cái miệng xúm lại đề bình phẩm 1 vấn đề .
-Vị 未 : mộc +nhất gạch ngang ở trên ý nói : cây còn nhỏ chưa thành gỗ , chưa trưởng thành .
-Nguyên 元 : nhị + nhân : con người bắt đầu bằng 2 yếu tố âm dương陰陽
-Gia 家 : miên + thỉ : trong nhà thường nuôi heo để sinh lợi .
-Liễu 了 : khi người con trai ( tử ) buông xuôi cả 2 tay thì cuộc đời đã kết thúc .
-Cổ 古 : thập + khẩu : chuyện kể qua 10 cái miệng thì đã là chuyện xưa.
-An 安 người con gái ở dưới mái nhà thì yên ổn .
-Lai 來 ( phồn thể ) : 2 nhân + mộc : có thể giải thích là 2 người lại gốc cây để hẹn hò. Chữ 来 đang sử dụng hiện nay là chữ giản thể . - 妊: con gái mà để gần vua thì chỉ có … chửa - chữ Nhâm 妊娠 にんしん sự có thai, 妊娠する có thai, có chửa Cách đơn giản nhất là bạn học chữ Hán theo 2 giáo trình chuẩn như mọi người đã nói, shinnihongo và minnanonihongo. Tuy nhiên nếu chỉ học các âm đọc theo sách chữ hán của 2 giáo trình này thì e là chưa đủ. Bạn nên tự sắm cho mình Bảng Chữ Hán Thường Dụng. Vừa học theo sách, khi học đến chữ nào thì tra âm đọc ở trong bảng chữ hán, rồi từ từ mà nhớ. Cái quan trọng là bạn cần biết suy luận khi học chữ hán, học 1 chữ bạn cần phải suy luận thành nhiều chữ. Đó chính là cách ghép chữ Hán, nếu chăm chăm vào mà học cái chữ trước mặt mình mà không ghép ra được chữ nào để đọc thì nay học mai quên là chuyện bình thường.

丸: hoàn. chín ( cửu) với 1(phẩy) là mười : tròn trịa
一 nhất: một gạch
二 nhị : 2 gạch
三 tam: 3 gạch
四 có ai ko thấy cái hình vuông chia lam 4 ko?
五 ngũ: ai mà dám đứng dang tay chéo chân chữ ngũ vậy?
六 lục: à tám( bát) trừ 2 còn 6 chứ gì
七 thất: tự nghĩ di tui cung ko biết mà
八 : bát con gái nhà ai mà xấu quá . chân chử bát như vầy lúc lấy chồng là bù 20 cây vàng đó
九: ráng nhớ đi đánh bài cào là nhậu mệt nghỉ
桜 đây là chữ anh nghỉa là hoa anh đào. mọi người vẫn thường nhớ là : cái cây mà đẹp như người phụ nữ đội miên miện là hoa anh đào gì…gì…..đó. minh thì chỉ nhớ là: vì leo lên cây hái hoa mà cô gái bị mẹ đánh chỉ còn 3 sợi tóc thôi hehehe…

Phương pháp học Kanj hiệu quả

1. Khái quát qua cái hay của Kanji:

Người ta nói học tiếng Nhật sẽ làm cho chúng ta giỏi tiếng Việt hơn , điều này hoàn toàn có căn cứ , bởi học tiếng Nhật chúng ta được (phải) học Kanji ( Hán tự ), được nhìn thấy và học những chữ Hán việt tượng hình hẳng hoi , viết chữ nào nhìn chữ nào là hiểu được nghĩa của nó, cái đó có thể gọi nôm na là " Hồn" của Hán tự.

Còn chữ Quốc ngữ chúng ta hiện nay chỉ làm 1 nhiệm vụ là ghi âm thôi , đọc sao viết thế , dễ học nhưng lầm lẫn cách xài rất nhiều . Một ví dụ khá " tiếu" là xưa nay bà con nghe chữ " khí thế " , ai cũng hiểu chữ khí thế trong chiến đấu ( khí thế hào hùng... ) tức là khí trong không khí (気) và thế trong thế lực (勢) , nhưng nếu chỉ viết bằng chữ Quốc ngữ hiện nay tôi có thể hiểu theo 1 nghĩa khác đó là chết ( chữ khí 棄 là từ bỏ , thế 世 là thế gian , tóm lại từ bỏ rời bỏ thế gian này không phải chết thì còn là gì nữa ). Đó chính là điểm hay nhất khi học chữ Hán, chúng ta nhận rõ chữ nào ra chữ đó và tiếng Việt của ta có cơ được bảo tồn. Ngoài ra có thể làm le một chút khi về quê, đọc qua vài tấm bia, nhìn qua vài câu đố , bất thần phán 1 câu đại loại "Trung quân ái quốc ..." , mấy tiền bối sẽ hết hồn .....

2. Khái quát về cách tạo Kanji:

Để hiểu về cách tạo Kanji , chúng ta tìm hiểu về kết cấu chữ Hán mà người xưa gọi là lục thư. Lục thư gồm tượng hình, chỉ sự, hội ý, hình thanh, chuyển chú và giả tá.
- Tượng hình : là vẻ giống hình vật thực , như Nhật 日(mặt trời) , nguyệt 月 (mặt trăng).
- Chỉ sự : vẻ trừu tượng , như Thượng 上 (trên) , Hạ下 (dưới)...
- Hội ý : là ghép hai hay nhiều ký tự tượng hình để biểu thị ý nghĩa chữ muốn có. Như chữ Lâm 林 ( hai chữ mộc là hai cây ý nói nhiều cây hợp lại thành rừng) , Minh 明 (nhật nguyệt mà hợp lại thì còn gì sáng bằng) ...
- Hình thanh : là do chữ tượng hình kết hợp lại, trong đó một chữ chỉ âm và một chữ chỉ ý nghĩa . Ví dụ : chữ Tưởng 想 gồm có chữ tương (tướng) 相ở trên chỉ âm và bộ Tâm 心 bên dưới chỉ nghĩa , tóm lại toàn tưởng này có nghĩa là hồi tưởng hay tưởng tượng .... Chú ý đây là một phương pháp học chữ Hán luôn vì đa số (khoảng 80%) chữ Hán được tạo theo kiểu này.
- Chuyển chú : là lối dùng chữ có cùng một bộ thủ, thanh âm gần nhau, ý nghĩa giống nhau, có thể chú thích cho nhau . Ví dụ như chữ Khảo 考và Lão 老 có âm gần nhau vừa có nghĩa là " già " nên có thể dùng làm 1 cặp chuyển chú. Cách này vì tác giả chưa phải là thầy đồ hay là các bậc văn nho thời xưa nên đại khái chỉ hiểu vậy thôi.
- Giả tá : là dùng chữ đồng âm thay cho chữ có nghĩa mới , mà không cần phải tạo ra chữ mới (tốn chất xám ).

Ví dụ như mượn chữ Trường 長 là dài làm chữ Trưởng 長 là lớn. Ở Nhật có Nagano là tên 1 tỉnh hay là 1 dòng họ (Hán việt mình là Trường Giả 長野), ai học "vẹt" (học mà nhiều khi cứ đọc âm đến khi viết ra chữ Hán chẳng biết viết thành chữ nào) như tôi thì có thể hiểu tạm thành " trưởng giả 長假" trong "Trưởng giả học làm sang" của VN ta , thì đúng là hết cách, thế là bôi bác cả 1 tỉnh 1 dòng họ của người rồi

Tóm lại có tới 6 cách tạo chữ Hán, nhưng thật ra chỉ có 4 cách đầu, còn 2 cách sau chẳng qua là lối dùng chữ thôi.

3. Cách học (tham khảo từ kinh nghiệm của các sempai)

- Chúng ta học Kanji, cái đầu tiên nên học theo Âm Hán việt, vì dù sau đi nữa thì nó cũng rất gần gũi và dể hiểu . Các âm on và kun từ khi tiếp xúc và học nhiều sẽ đi vào đầu . Nhiều chữ có thể mình sẽ ko biết cách đọc nhưng có thể hiểu theo Hán việt mình cũng ok rồi , xác suất đúng là khá cao .
- Phải tìm học các bộ thủ , bạn chỉ cần học khoảng 100 bộ là đủ. Nếu được thì nên tìm hiểu ý nghĩa từng bộ , sẽ dễ dàng cho bạn về sau , khi có nhiều chữ giống nhau, khi đó chỉ khác bộ là cách độc và ý nghĩa sẽ khác. Học bộ thủ để đánh vần chữ Hán theo từng bộ như mình đánh vần bằng tiếng Việt vậy.
- Hoc thật kỹ , liên tưởng về một chữ để có cách nhớ riêng của mình . Liên tưởng tức là mình mượn cách " Hội ý " để nhớ 1 chữ . Ví dụ như chữ thân 親 (Lưỡng thân là cha mẹ), gồm Bộ Lập 立( đứng ), Bộ Mộc 木 (cây), bộ kiến 見( thấy) , tạm lý giải là "đứng trên cây nhìn" ý nói các bậc cha mẹ luôn nhìn bao quát quan tâm tới các con của mình ... Vấn đề là không phải chữ nào cũng giải thích như vậy được. Nên phân biệt , học và ghi chú những chữ gần gần nghĩa nhau , chỉ thay 1 bộ là thành chữ khác, cách học này giúp bạn đỡ nhầm lẫn về sau. Ví dụ chữ thanh 青, đúng một mình nó là màu xanh , thêm bộ tâm đằng trước thì lại thành là chữ tình 情 (trong ái tình), lại thêm bộ Nhật vào chữ thanh thì ra chữ tình 晴 (trời trong xanh , trời đẹp), nghịch quá thay chữ nhật thành 3 chấm thủy thì lại thành chữ Tinh 清 (trong tinh khiết) , và sau cùng muốn thanh thành Tinh 精 ( trong tinh hoa) thì chỉ cần thêm vào bộ Mễ(gạo, nước Mỹ) .
- Học kỹ là sẽ nhớ , nhưng rồi cũng quên nếu chúng ta không viết , quy tắc viết thông thường là trên xuống dưới , trái sang phải , trong ra ngoài. Không cần viết nhiều chỉ vài lần , viết chữ to để phân tích xem mình viết thế nào . Bạn có thể tìm phần mềm Wakan để học cách viết , thứ tự nét trước sau , từ điển Hán việt thiều chửu cùng có chỉ cách viết một vài chữ, nhưng vì trong tiếng Nhật hiện đại có một số từ không giống với tiếng Hoa, sẽ khiến bạn rối đấy.
- Ôn lại mỗi ngày, đọc thuộc từ trên xuống dưới từ trái sang phải tùm lum hết, nói chung đọc cách gì cũng thuộc. Nếu mới bắt đầu thì có thể dùng cách của tôi hồi xưa , in ra thành các card nhỏ , mỗi chữ một card , học vậy cũng được nhưng nếu nhiều quá thì tốn thời gian . Một cách ôn cũng khá hay nữa là dùng phần mềm Readwrite Kanji để ôn tập thành quả của mình.
- Những cách phụ trợ làm cho cuộc sống thêm màu mè , đó là thường xuyên coi phim tàu , nhìn thấy nhiều chữ Hán sẽ giúp bạn nhớ nhiều và nhớ dai , không biết thì ghi lại rồi dùng từ điển babylon để tra âm Hán việt thôi . Vào đọc mấy trang tin của Nhật như NHK ... cũng là một cách hay đấy , lúc đầu có thể rối nhưng từ từ cũng quen . Tôi còn vào cả mấy website tiếng Trung nữa kia , dù chẳng biết nữa chữ của nó , lùng sục dùng mọi phương tiện sẵn có , chủ yếu là Babylon , để hiểu và biết thêm nhiều chữ Hán....

Phải học bao nhiêu chữ Hán thì đủ?

Phần lớn trong số tổng cộng khoảng 50 nghìn chữ Hán đã được đưa vào tiếng Nhật. Bên cạnh đó còn có những chữ Hán do người Nhật tạo ra. Ví dụ chữ touge 峠 được ghép bởi 3 chữ: sơn, thượng, hạ có nghĩa là đèo. Tuy nhiên trong cuộc sống hàng ngày không cần thiết phải nhớ nhiều chữ Hán đến như thế. Hiện nay mỗi người nên nhớ khoảng 1945 chữ trong bảng thường dùng Hán tự. Bảng này do bộ giáo dục Nhật Bản qui định và đã được Việt hoá bởi tác giả Đỗ Thông Minh. Phần lớn người Việt Nam ở Nhật dùng bảng này như là một công cụ không thể thiếu khi học tiếng Nhật.

Giữa viết ngang và viết dọc, loại nào phổ biến hơn?

Các văn bản có tính chất lịch sử đang tồn tại ở Nhật, tất cả đều được viết dọc. Ngày trước tiếng Nhật chỉ có loại viết dọc này thôi. Tuy nhiên với sự du nhập của văn hoá phương Tây, cách viết dọc trở nên bất tiện khi viết chữ alphabet, chữ số Ả Rập và các công thức toán học. May thay chữ Hán và chữ Kana có đặc điểm là không thay đổi ý nghĩa cho dù viết ngang hay viết dọc. Cách viết ngang ngày càng trở nên phổ biến trong các văn bản liên quan đến khoa học tự nhiên. Ngày nay, trừ sách quốc ngữ ra, hầu như tất cả sách giáo khoa khác đều sử dụng cách viết ngang. Lớp trẻ không hề thấy khó khăn gì trong chuyện đọc, viết ngang. Chắc chắn cách viết ngang sẽ ngày càng được phổ biến.

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2009

Tiền tệ Nhật Bản

Kinh tế Nhật Bản phát triển, thì tất nhiên đồng "Yen" mạnh. "Yen" là âm đọc chữ Hán riêng của Nhật tương đương chữ "viên", trong tiếng Anh, chữ "Yen" này không có số nhiều như "dollars". Khi thất trận thế Chiến Thứ II năm 1945, tổng sản lượng quốc dân (GNP) của Nhật Bản chỉ bằng 1% Hoa Kỳ mà năm 1996 bằng khoảng 70%. Giữa năm 1995, khi hối suất 1 Mỹ Kim = 80 Yen thì GNP của Nhật Bản còn vượt qua cả Hoa Kỳ. Xin giới thiệu vài nét về tiền tệ Nhật Bản đang dùng.

Nhật Bản dùng hai loại tiền mặt là tiền giấy và tiền cắc. Tiền giấy trị giá lớn nhất là 10.000 Yen rồi 5.000 Yen, 1.000 Yen và 500 Yen (nay tờ 500 Yen ít thấy), khuôn khổ cũng theo trị giá mà lớn nhỏ khác nhau chứ không cùng cỡ như Mỹ Kim. Tiền cắc bằng hợp kim trông như bạc thì có 500 Yen, 100 Yen, 50 Yen (có đục lỗ ở giữa) ; hợp kim đồng thì có 10 Yen, 5 Yen (có đục lỗ ở giữa) ; căn bản là 1 Yen thì bằng nhôm (nhẹ và sơ sài chứ không đẹp như đồng 1 cent của Hoa Kỳ.



Tiền Nhật nói chung chế tạo rất công phu, khó làm giả, tiền lưu hành được thay đổi luôn nên đa số ở trong tình trạng tốt. Tiền tệ thế giới thường in hình các vua chúa, lãnh tụ hay nhân vật lịch sử. Tờ 10.000 Yen cũ khổ lớn độ 10 năm trước đây thì dùnh hình của Shotoku Taishi (Thánh Đức Thái Tử), con Thiên Hoàng Yomei (Dụng Minh) là người có công lớn trong việc triều chính. Nhưng tiền tệ Nhật Bản hiện nay dùng hình của các nhà văn hóa, giáo dục có công trong cuộc canh tân đất nước cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Sau đây xin giới thiệu các loại tiền giấy và các nhân vật được in hình.

NHÂN VẬT TRÊN TIỀN GIẤY 10.000 YEN



Fukuzawa Yukichi (1834-1901)
Cha là Momosuke mất khi ông mới 3 tuổi. Năm 14, 15 tuổi bắt đầu học sách Hán. Năm 1855 nhận được tài liệu hướng dẫn về học tiếng Hòa Lan (Holland) ở Nagasaki, năm sau vào học trường của học giả bác sĩ Hòa Lan Học tên Ogata Koan ở Osaka, là học sinh giỏi nhất trường.

Năm 1858, dạy môn Lan Học ở Edo (Giang Hộ, nay là Đông Kinh), trường này sau thành Keio Gijuku. Tự học Anh Văn. Năm 1860, làm thông dịch cho Makufu (Mạc Phủ, triều đình thời bấy giờ). Năm 1862, được Makufu cử tham dự trong đoàn đi xứ thăm viếng Âu Châu. Năm 1866, viết cuốn "Seiyo Jijo" (Tây Dương Sự Tình), đã cảm hóa người Nhật trong thời kỳ canh tân. Năm 1882, kêu gọi hòa giải giữa nhà cầm quyền và dân chúng khi phong trào vận động đòi dân chủ càng lúc càng kịch liệt. Chủ trương bành trướng, ủng hộ chiến tranh Nhật-Thanh (nhà Thanh của Trung Hoa).

Đặc điểm của ông là lập trường đối lập suốt đời và lập trường chống tư tưởng phong kiến. Cho đến khi mất năm 1901, đã viết nhiều tác phẩm tạo ảnh hưởnh mạnh mẽ trong quần chúng Nhật Bản như "Gakumon No Susume" (Cổ Động Học Vấn), "Bunmeiron No Gairyo" (Khái Lược Văn Minh Luận)...

NHÂN VẬT TRÊN TIỀN GIẤY 5.000 YEN



Nitobe Inazo (1962-1933)
Là nhà giáo dục có tầm vóc quốc tế, đã cảm hóa sâu xa nhân cách của thanh niên và học sinh Nhật Bản từ thời Meiji (Minh Trị) qua tới đầu Showa (Chiêu Hòa). Tên thời thơ ấu là Inanosuke. Năm 1877, vào học trường Nông Học Sapporo (nay là đại học Hokkaido), theo đạo Thiên Chúa. Năm 1883, vào đại học Tokyo (Đông Kinh Đại Học, gọi tắt là Todai), học môn Anh Văn và Kinh Tế, nhưng muốn trở thành "cầu nối Thái Bình Dương" nên ông đã tự túc du học Hoa Kỳ, học 3 năm ở đại học Hopkins, thời gian này ông theo đạo Quacker. Sau đó trường Nông Học Sapporo cử ông đi du học Đức Quốc 3 năm về Nông Chính Học, tại đó ông kết hôn với bà Mary Elkinton.

Năm 1891 trở về nước, lần lượt làm giáo sư trường Nông Học Sapporo, viên chức kỹ thuật tại Phủ Tổng Đốc Đài Loan, giáo sư đại học Kyoto (Kinh Đô), Hiệu Trưởng trường trung học đệ nhị cấp Daiichi Koto Gakko, giáo sư đại học Tokyo, Thứ Trưởng Kokusai Renmei (Liên Minh Quốc Tế). Năm 1918, với tư cách là Hiệu Trưởng đầu tiên đại học Tokyo Joshi (Đông Kinh Nữ Tử Đại Học), rồi Hiệu Trưởng Tokyo Joshi Keizai Senmonko (Đông Kinh Nữ Tử Kinh Tế Chuyên Môn Hiệu) ông đã tận lực giáo dục phái nữ. Để hòa giải giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ, năm 1932 ông qua Hoa Kỳ, năm sau, sau khi tham dự Hội Nghị Thái Bình Dương thì ông mất tại Victoria thuộc Gia Nã Đại.

NHÂN VẬT TRÊN TIỀN GIẤY 1.000 YEN



Natsume Soseki (1867-1916)
Nhà văn học dân tộc tiêu biểu của Nhật Bản cận đại. Sinh ở Babashitayoko-Cho, Ushigome Edo (Hiện nay, Kikui-Cho, Shinjuku-Ku, Tokyo) là con út của ông Natsume Koheinaokatsu (một chủ nhân có tiếng) và bà vợ thứ Chie. Tên thật là Kinnosuke, sau khi được sinh ra đã được gởi nuôi hộ, rồi làm con nuôi của ông Shiohara Masanosuke. Thế nhưng năm 1888 trở lại nhập hộ gia đình Natsume. Kinnosuke kết thân và được giáo dục bởi các nhà văn hóa khóm Edo, học sách Hán, tiếng Anh. Sau thời học khoa Anh Văn ở Ichiko và Teidai (Tokyo Daigaku), kết thân với Masaoka Shiki, thường làm thơ bài cú ("haiku", loại thơ đặc thù của Nhật Bản, ngắn và dòng, mỗi dòng vài chữ).

Năm 1895, với kinh nghiệm được bổ nhiệm tới trường trung học Matsuyama, ông đã viết cuốn "Bocchan" (Công Tử Bột) bằng văn phong dí dỏm vui tươi. Tháng 4/1903 là người Nhật Bản đầu tiên làm giảng sư Anh Văn tại đại học Tokyo Teikoku Daigaku (Đông Kinh Đế Quốc Đại Học), bắt đầu luận bàn về W. Shakespeare. Năm 1905, đăng tải tiểu thuyết "Wagahai Wa Neko De Aru" (Tôi Là Con Mèo) đăng trên tạp chí Hototogisu (Đỗ Quyên, tạp chí văn học nổi tiếng ra đời từ năm 1896) đuợc khen ngợi là tiểu thuyết nhẹ nhàng, xinh tươi. Khi ông viết cuốn "Kusa Makura" (Thảo Chẩm = Gối Cỏ)... thể hiện văn tài đặc biệt của mình. Năm 1907 gia nhập tờ nhật báo Asahi (Triều Nhật) chủ nhiệm mục văn nghệ. Sau đó viết một loạt truyện như: "Sanshiro" (Tam Tứ Lang), "Mon" (Môn = Cổng), "Kokoro" (Tâm = Tấm Lòng, Con Tim)... là các loại tiểu thuyết tâm lý. Năm 1916, ông đang viết dở cuốn "Meian" (Minh Ám = Sáng Tối) thì qua đời.

ĐẶC ĐIỂM TIỀN NHẬT:

1- Kỹ thuật ép giấy thành nổi đặc thù của Nhật Bản, giúp cho người mù có thể nhận ra các loại tiền dễ dàng.


2- Đường nét cực kỳ tinh vi, dùng máy sao chụp (copier) thì không thể hiện lên được.


3- In bằng bản kẽm chìm, làm cho chữ nổi hẳn lên.


4- Ký tự siêu vi, thoạt nhìn tưởng đường kẻ, phải phóng lớn mới nhìn thấy, tất nhiên dùng máy sao chụp (copier) thì không thể hiện lên được.


5- Con dấu của Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Nhật Bản (trung ương) dùng mực phát quang đặc biệt, khi rọi tia tử ngoại vào thì phát ra mầu cam.


nguồn: http://www.accvn.net

Kilie có 1 bộ tiền xu Nhật như thế này:




Nhìn các hoa văn thấy đẹp và phong phú. Mỗi xu có 1 kiểu khác nhau chứ không "đều đều thế cả" như tiền xu Việt Nam.


Xu 500 yen



Xu 100 yen



Xu 50 yen




Xu 10 yen



Xu 5 yen




Xu 1 yen



Xu bạc 1 yen: Đường kính 4 hay 5 cm gì đó.


Mặt sau chạm khắc hình 1 con rồng rất tinh tế.