Bản đồ tư duy là gì ?
Trước tiên chúng ta phải nhắc đến cha để của nó - Tony Buzan. Tony Buzan là người sáng tạo ra phương pháp tư duy Mind Map (bản đồ tư duy). Tony Buzan từng nhận bằng Danh dự về tâm lý học, văn chương Anh, toán học và nhiều môn khoa học tự nhiên của trường ĐH British Columbia năm 1964. Tony Buzan là tác giả hàng đầu thế giới về não bộ.
Ông đã viết 92 đầu sách và được dịch ra trên 30 thứ tiếng, với hơn 3 triệu bản, tại 125 quốc gia trên thế giới. Tony Buzan được biết đến nhiều nhất qua cuốn “Use your head”. Trong đó, ông trình bày cách thức ghi nhớ tự nhiên của não bộ cùng với các phương pháp Mind Map. Ngoài ra, ông còn có một số sách nổi tiếng khác như Use your memory, Mind Map Book.
1.Sáng tạo hơn
2.Tiết kiệm thời gian
3.Ghi nhớ tốt hơn
4.Nhìn thấy bức tranh tổng thể
5.Tổ chức và phân loại suy nghĩ của bạn
6.và …
Những ai nên sử dụng bản đồ tư duy ?
Bản đồ tư duy phù hợp cho tất cả mọi người đang làm những công việc khác nhau trên khắp thế giới, từ những đứa trẻ 5 tuổi, những sinh viên khuyết tật cho đến những tổng giám đốc kinh doanh hàng đầu thế giới. Đó có thể là bản đồ tư duy cho thuyết trình, lập kế hoạch sự kiện gia đình, cho khởi sự một sự án kinh doanh...
Cách lập một bản đồ tư duy
Có 2 cách đó là vẽ trên giấy và sử dụng phần mềm trên máy tính.
Chúng ta cần gì để tạo bản đồ tư duy trên giấy:
- một tờ giấy trắng
- bút màu và chì màu
- bộ não để suy nghĩ
- trí tưởng tượng của bạn
Còn với máy tính thì sao: bạn cần một phần mềm hỗ trợ kiểu như Free mind (là phần mềm mã mở, nhẹ, tuy nhiên tính năng cũng đơn giản hơn), nếu muốn chuyên nghiệp hơn bạn có thể sử dụng Mind Manager pro hiện đã có V8.0 (~100$) phần mềm này chuyên nghiệp hơn nhiều giao diện khá giống với bộ Office của Microsoft, hỗ trợ export rất nhiều định dạng file phổ biến - tuy nhiên chỉ dùng trên Windows. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng một số website hỗ trợ mind map online như www.mindmeister.com, www.mindomo.com ...
7 bước để tạo nên một bản đồ tư duy
1.Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Tại sao lại phải dùng hình ảnh? Vì một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp bạn sử dụng trí tưởng tượng của mình. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp chúng ta tập trung được vào chủ đề và làm cho chúng ta hưng phấn hơn.
2.Luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh
3.NỐI các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp hai,… Các đường nối càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng được tô đậm hơn, dày hơn. Khi chúng ta nối các đường với nhau, bạn sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ hơn rất nhiều do bộ não của chúng ta làm việc bằng sự liên tưởng
4.Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường nối
5.Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,…)
6.Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều các đường thẳng buồn tẻ.
7.Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm
Trước tiên chúng ta phải nhắc đến cha để của nó - Tony Buzan. Tony Buzan là người sáng tạo ra phương pháp tư duy Mind Map (bản đồ tư duy). Tony Buzan từng nhận bằng Danh dự về tâm lý học, văn chương Anh, toán học và nhiều môn khoa học tự nhiên của trường ĐH British Columbia năm 1964. Tony Buzan là tác giả hàng đầu thế giới về não bộ.
Ông đã viết 92 đầu sách và được dịch ra trên 30 thứ tiếng, với hơn 3 triệu bản, tại 125 quốc gia trên thế giới. Tony Buzan được biết đến nhiều nhất qua cuốn “Use your head”. Trong đó, ông trình bày cách thức ghi nhớ tự nhiên của não bộ cùng với các phương pháp Mind Map. Ngoài ra, ông còn có một số sách nổi tiếng khác như Use your memory, Mind Map Book.
Vậy Bản đồ tư duy là gì ?
Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của bạn rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó, “sắp xếp” ý nghĩ của bạn.
Bản đồ tư duy giúp gì cho bạn?
Với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ não, Bản đồ tư duy sẽ giúp bạn:1.Sáng tạo hơn
2.Tiết kiệm thời gian
3.Ghi nhớ tốt hơn
4.Nhìn thấy bức tranh tổng thể
5.Tổ chức và phân loại suy nghĩ của bạn
6.và …
Những ai nên sử dụng bản đồ tư duy ?
Bản đồ tư duy phù hợp cho tất cả mọi người đang làm những công việc khác nhau trên khắp thế giới, từ những đứa trẻ 5 tuổi, những sinh viên khuyết tật cho đến những tổng giám đốc kinh doanh hàng đầu thế giới. Đó có thể là bản đồ tư duy cho thuyết trình, lập kế hoạch sự kiện gia đình, cho khởi sự một sự án kinh doanh...
Cách lập một bản đồ tư duy
Có 2 cách đó là vẽ trên giấy và sử dụng phần mềm trên máy tính.
Chúng ta cần gì để tạo bản đồ tư duy trên giấy:
- một tờ giấy trắng
- bút màu và chì màu
- bộ não để suy nghĩ
- trí tưởng tượng của bạn
Còn với máy tính thì sao: bạn cần một phần mềm hỗ trợ kiểu như Free mind (là phần mềm mã mở, nhẹ, tuy nhiên tính năng cũng đơn giản hơn), nếu muốn chuyên nghiệp hơn bạn có thể sử dụng Mind Manager pro hiện đã có V8.0 (~100$) phần mềm này chuyên nghiệp hơn nhiều giao diện khá giống với bộ Office của Microsoft, hỗ trợ export rất nhiều định dạng file phổ biến - tuy nhiên chỉ dùng trên Windows. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng một số website hỗ trợ mind map online như www.mindmeister.com, www.mindomo.com ...
7 bước để tạo nên một bản đồ tư duy
1.Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Tại sao lại phải dùng hình ảnh? Vì một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp bạn sử dụng trí tưởng tượng của mình. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp chúng ta tập trung được vào chủ đề và làm cho chúng ta hưng phấn hơn.
2.Luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh
3.NỐI các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp hai,… Các đường nối càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng được tô đậm hơn, dày hơn. Khi chúng ta nối các đường với nhau, bạn sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ hơn rất nhiều do bộ não của chúng ta làm việc bằng sự liên tưởng
4.Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường nối
5.Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,…)
6.Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều các đường thẳng buồn tẻ.
7.Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm
(Sưu tầm và trích lược)
No Response to "Sơ đồ tư duy"
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.