Thứ Hai, 27 tháng 7, 2009

Từ điển lễ hội Nhật

Categories:

Để hoà theo không khí tưng bừng nhộn nhịp của mùa lễ hội hoa Anh Đào đang diễn ra ở Hà Nội, thủ đô Seoul của Hàn Quốc và cả cũng như trên khắp đất nước Nhật Bản vào tháng Tư này, mời các bạn cùng Ichi tra một số từ thường gặp để biết đâu có cơ hội tham dự một lễ hội nào đó, bạn sẽ không còn lúng túng mà biết ngay được cách gọi của những hình ảnh ấy là gì nữa chứ nhỉ?!!

Awa Odori:


http://i80.photobucket.com/albums/j199/hanadanvn/ACCtive%20Expo%202008/tudienlehoi/tudienlehoi7.jpg


Tại Nhật Bản không ai là không biết tới các điệu múa của vùng “Awa”, tên cũ của tỉnh Tokushima, một tỉnh nằm ở phía Đông của quần đảo Honshu Nhật Bản. Awa Odori (odori nghĩa là nhảy múa) xuất phát từ các lễ hội mùa hè của tỉnh Tokushima nhưng ngày nay nó phổ biến đến ¾ các lãnh thổ Nhật Bản với biến thể là các điệu nhảy múa có tên “yosakoi” trong tất cả những lễ hội của quốc gia này. Ngày nay hẳn nhiều bạn đọc của Ichi không còn xa lạ gì với yosakoi còn nếu muốn tìm hiểu Awa Odori đặc sắc tới thế nào, đừng ngại ngần tìm kiếm những clip sống động của nó trên youtube bạn nhé!


http://i80.photobucket.com/albums/j199/hanadanvn/ACCtive%20Expo%202008/tudienlehoi/tudienlehoi3.jpg


http://i80.photobucket.com/albums/j199/hanadanvn/ACCtive%20Expo%202008/tudienlehoi/tudienlehoi8.jpg


Onna Odori: “những thiếu nữ nhảy múa” là cách gọi các cô gái biểu diễn các điệu nhảy hay các màn múa truyền thống trong lễ hội của Nhật. Từ này có lúc cũng được hiểu là dành riêng để chỉ các thiếu nữ nhảy những điệu nhảy truyền thống của vùng Tokushima.

Chà, thế còn các chàng trai nhảy múa trong lễ hội người ta gọi là gì nhỉ? Bạn nhớ nha: Otoko Odori đó!

http://i80.photobucket.com/albums/j199/hanadanvn/ACCtive%20Expo%202008/tudienlehoi/tudienlehoi1.jpg

Yukata, Geta: Bạn đọc của Ichi hẳn đã quen thuộc với y phục kimono mùa hè và guốc gỗ kiểu Nhật này rồi đúng không nào? Và cũng hoàn toàn đúng khi bạn biết rằng, đây là loại y phục được người Nhật mặc phổ biến trong các lễ hội (đặc biệt là các lễ hội mùa hè) của mình.

Happi: Nếu như onna odori và các thiếu nữ Nhật thường mặc yukata thì happi là phục trang chủ yếu của otoko odori. Tuy nhiên, ở những lễ hội hiện đại, người mặc happi có thể là bất cứ ai!




Uchiwa: Ah cái quạt tròn của Nhật! Ichi đã giới nên các bạn có thể đọc lại ở đây nhé! ^_^

Chouchin:

Những chiếc đèn lồng bằng giấy hoặc vải lụa xuất hiện trong lễ hội, vừa để trang trí, vừa để làm...đạo cụ múa, lại vừa để thắp sáng khi lễ hội tổ chức vào buổi tối. Bạn sẽ thấy cả một con đường lấp lánh sáng và những điệu múa trở nên huyền ảo, quyến rũ hơn rất nhiều.

Amigasa:

Chiếc mũ hình bán nguyệt này được sử dụng khi một onna odori đang sử dụng các điệu nhảy hay bài múa có xuất nguồn từ Awa Odori. Nó khiến cho những điệu nhảy của vùng này trở thành độc đáo trong khắp các lễ hội diễn ra trên quốc đảo này qua nhiều thời kỳ lịch sử.

http://i80.photobucket.com/albums/j199/hanadanvn/ACCtive%20Expo%202008/tudienlehoi/tudienlehoi2.jpg

Mikoshi:

http://i80.photobucket.com/albums/j199/hanadanvn/ACCtive%20Expo%202008/tudienlehoi/tudienlehoi6.jpg

Một hoạt động không thể thiếu của các lễ hội dân gian (không chỉ với người Nhật Bản mà cả ở Việt Nam ta cũng vậy) chính là hoạt động rước kiệu. Đây là nghi thức bắt buộc thuộc về phần “lễ” trong một lễ hội. Tuy nhiên, với người Nhật, nghi thức linh thiêng này đã được hoà chung bởi cảm hứng của những điệu nhảy dân gian sôi động, góp phần tạo nên không khí hội hè thật vui vẻ và đặc trưng.

http://i80.photobucket.com/albums/j199/hanadanvn/ACCtive%20Expo%202008/tudienlehoi/tudienlehoi5.jpg

Chà, vẫn còn nhiều nhiều lắm nhé những từ ngữ cực thú vị về một lễ hội truyền thống điển hình của người Nhật Bản.


Spread The Love, Share Our Article

Related Posts

No Response to "Từ điển lễ hội Nhật"

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.