Động đất là một hiện tượng thường xuyên xảy ra ở Nhật Bản. Mỗi năm, số lượng những cơn địa chấn mà con người không cảm thấy được nhiều tới khó tưởng tượng nổi, còn những trận động đất nhẹ thì người Nhật chẳng mấy ai để ý bởi trong ý nghĩ của họ, chúng cũng chẳng khác gì trời mưa, trời nắng. Gần 10% năng lượng thoát ra trên toàn thế giới mỗi năm do các vụ động đất tập trung ở trên và xung quanh quần đảo Nhật Bản.
Trong vòng 1 thế kỷ qua, Nhật Bản đã bị 24 vụ động đất mạnh từ 6 độ trở lên (tính theo thang độ của Cục khí tượng Nhật Bản, cũng tương tự như thang độ Richter của phương Tây).
Khủng khiếp nhất phải kể đến vụ đại động đất Kanto xảy ra ở khu vực Tokyo vào năm 1923, mạnh tới 7,9 độ, làm hơn 140.000 người bị thiệt mạng và thiệt hại vật chất tới hàng tỉ đôla. Chỉ riêng ở Tokyo, trận động đất này đã cướp đi sinh mạng của hơn 60.000 người, trong đó hơn 50.000 bị chết thiêu trong các vụ cháy do động đất.
Vụ động đất lớn gần đây nhất là trận đại động đất Hanshin-Awaji, mạnh 7,2 độ, xảy ra vào 5h46 phút sáng 17 tháng giêng năm 1995 tại khu vực phía nam tỉnh Hyogo. Các vụ động đất lớn ở Nhật Bản thường xảy ra trên các bề mặt tiếp giáp các địa tầng nhưng riêng vụ động đất này là do chuyển động của một vết đứt gãy đang hoạt động, chạy dưới thành phố Kobe. Đây cũng được coi là một trong những vụ động đất tàn phá nghiêm trọng nhất trong lịch sử, với con số thiệt mạng là 6.427 người, hơn 40.000 người bị thương và gần 400.000 ngôi nhà bị sập hoặc hư hại. Đây là trận động đất đầu tiên có số người chết và thương vong lớn kể từ vụ động đất Fukui năm 1948, mạnh 7,1 độ, làm 3.848 người chết.
Chỉ trong thập niên 90, một số vụ động đất lớn đã xảy ra ở khu vực Hokkaido và Tohoku. Mạnh nhất là vụ động đất ngoài khơi phía tây nam Hokkaido, vào tháng 12/93, có cường độ 7,9 độ.
Lý do nào khiến có nhiều động đất tại Nhật Bản như vậy? Quần đảo Nhật Bản nằm trên địa tầng Bắc Mỹ và địa tầng Âu Á. Bị vặn ép bên dưới các địa tầng này là địa tầng Thái Bình Dương và địa tầng biển Philippin, khiến cho mặt đất không ổn định, gây ra nhiều vụ động đất.
Vụ động đất Tokyo là do chuyển động dọc một vết đứt gãy. Lớp trên của khu vực đứt gãy này bị lệch so với lớp dưới khoảng 6m về hướng đông và 3m về hướng nam. Kiểu chuyển động như vậy xảy ra trong hầu hết các vụ động đất dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản. Có rất nhiều vết đứt gãy đang hoạt động trong các địa tầng tạo nên địa hình đất đai của Nhật Bản. Một vết đứt gãy đang hoạt động là vết đứt gãy đã cho thấy dấu hiệu hoạt động trong vòng vài trăm ngàn năm trước và có thể bắt đầu hoạt động trong tương lai. Người ta nói chu kỳ hoạt động này là 1000 năm, và trận động đất Hanshin-Awaji là do một trong các vết đứt gãy như vậy.
Tuy không thể dự đoán chính xác về các vụ động đất với kỹ thuật hiện nay, có một số khu vực ở Nhật Bản bị coi là nguy hiểm, căn cứ vào những dữ liệu thu thập được trong suốt một thời gian dài.
Động đất có xu hướng xảy ra theo định kỳ và khoảng thời gian giữa các trận động đất khác nhau tùy từng nơi. Nhà địa chấn học nổi tiếng của Nhật Bản Kawasumi Hiroshi phỏng đoán rằng khoảng thời gian giữa các vụ động đất lớn ở khu vực phía nam vùng Kanto là 69 năm. Một số chuyên gia cho rằng, một vụ động đất lớn có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào ở Vịnh Suruga thuộc tỉnh Shizuoka trong vùng Tokai.
Ngoài khơi bờ biển Sanriku ở vùng Tohoku cũng là nơi đang được chú ý rất nhiều vì địa tầng Thái Bình Dương bên dưới quần đảo Nhật Bản đang trong quá trình bị biến dạng. Cũng có khả năng có thể có sóng thần nếu một vụ động đất xảy ra tại khu vực giáp biển này.
Các vết đứt gãy đang hoạt động chạy xuyên suốt qua cả đất nước nhưng có nhiều ở vùng Chubu và Kinki. Tokyo cũng không phải là ngoại lệ vì có một vết đứt gãy đang hoạt động tương đối lớn chạy từ khu vực tây bắc sang hướng đông.
Tuy Nhật Bản có nhiều kinh nghiệm về động đất, lại được hỗ trợ với kỹ thuật hiện đại, đây là hiện tượng thiên nhiên rất khó kiểm soát nên người Nhật không có cách lựa chọn nào khác là phải sống cùng với động đất và luôn đề phòng khả năng xảy ra các trận động đất lớn.
Trong vòng 1 thế kỷ qua, Nhật Bản đã bị 24 vụ động đất mạnh từ 6 độ trở lên (tính theo thang độ của Cục khí tượng Nhật Bản, cũng tương tự như thang độ Richter của phương Tây).
Khủng khiếp nhất phải kể đến vụ đại động đất Kanto xảy ra ở khu vực Tokyo vào năm 1923, mạnh tới 7,9 độ, làm hơn 140.000 người bị thiệt mạng và thiệt hại vật chất tới hàng tỉ đôla. Chỉ riêng ở Tokyo, trận động đất này đã cướp đi sinh mạng của hơn 60.000 người, trong đó hơn 50.000 bị chết thiêu trong các vụ cháy do động đất.
Vụ động đất lớn gần đây nhất là trận đại động đất Hanshin-Awaji, mạnh 7,2 độ, xảy ra vào 5h46 phút sáng 17 tháng giêng năm 1995 tại khu vực phía nam tỉnh Hyogo. Các vụ động đất lớn ở Nhật Bản thường xảy ra trên các bề mặt tiếp giáp các địa tầng nhưng riêng vụ động đất này là do chuyển động của một vết đứt gãy đang hoạt động, chạy dưới thành phố Kobe. Đây cũng được coi là một trong những vụ động đất tàn phá nghiêm trọng nhất trong lịch sử, với con số thiệt mạng là 6.427 người, hơn 40.000 người bị thương và gần 400.000 ngôi nhà bị sập hoặc hư hại. Đây là trận động đất đầu tiên có số người chết và thương vong lớn kể từ vụ động đất Fukui năm 1948, mạnh 7,1 độ, làm 3.848 người chết.
Chỉ trong thập niên 90, một số vụ động đất lớn đã xảy ra ở khu vực Hokkaido và Tohoku. Mạnh nhất là vụ động đất ngoài khơi phía tây nam Hokkaido, vào tháng 12/93, có cường độ 7,9 độ.
Lý do nào khiến có nhiều động đất tại Nhật Bản như vậy? Quần đảo Nhật Bản nằm trên địa tầng Bắc Mỹ và địa tầng Âu Á. Bị vặn ép bên dưới các địa tầng này là địa tầng Thái Bình Dương và địa tầng biển Philippin, khiến cho mặt đất không ổn định, gây ra nhiều vụ động đất.
Vụ động đất Tokyo là do chuyển động dọc một vết đứt gãy. Lớp trên của khu vực đứt gãy này bị lệch so với lớp dưới khoảng 6m về hướng đông và 3m về hướng nam. Kiểu chuyển động như vậy xảy ra trong hầu hết các vụ động đất dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản. Có rất nhiều vết đứt gãy đang hoạt động trong các địa tầng tạo nên địa hình đất đai của Nhật Bản. Một vết đứt gãy đang hoạt động là vết đứt gãy đã cho thấy dấu hiệu hoạt động trong vòng vài trăm ngàn năm trước và có thể bắt đầu hoạt động trong tương lai. Người ta nói chu kỳ hoạt động này là 1000 năm, và trận động đất Hanshin-Awaji là do một trong các vết đứt gãy như vậy.
Tuy không thể dự đoán chính xác về các vụ động đất với kỹ thuật hiện nay, có một số khu vực ở Nhật Bản bị coi là nguy hiểm, căn cứ vào những dữ liệu thu thập được trong suốt một thời gian dài.
Động đất có xu hướng xảy ra theo định kỳ và khoảng thời gian giữa các trận động đất khác nhau tùy từng nơi. Nhà địa chấn học nổi tiếng của Nhật Bản Kawasumi Hiroshi phỏng đoán rằng khoảng thời gian giữa các vụ động đất lớn ở khu vực phía nam vùng Kanto là 69 năm. Một số chuyên gia cho rằng, một vụ động đất lớn có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào ở Vịnh Suruga thuộc tỉnh Shizuoka trong vùng Tokai.
Ngoài khơi bờ biển Sanriku ở vùng Tohoku cũng là nơi đang được chú ý rất nhiều vì địa tầng Thái Bình Dương bên dưới quần đảo Nhật Bản đang trong quá trình bị biến dạng. Cũng có khả năng có thể có sóng thần nếu một vụ động đất xảy ra tại khu vực giáp biển này.
Các vết đứt gãy đang hoạt động chạy xuyên suốt qua cả đất nước nhưng có nhiều ở vùng Chubu và Kinki. Tokyo cũng không phải là ngoại lệ vì có một vết đứt gãy đang hoạt động tương đối lớn chạy từ khu vực tây bắc sang hướng đông.
Tuy Nhật Bản có nhiều kinh nghiệm về động đất, lại được hỗ trợ với kỹ thuật hiện đại, đây là hiện tượng thiên nhiên rất khó kiểm soát nên người Nhật không có cách lựa chọn nào khác là phải sống cùng với động đất và luôn đề phòng khả năng xảy ra các trận động đất lớn.
No Response to "Động đất (jishin)"
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.