Thứ Năm, 22 tháng 4, 2010

Chuyện An Cư Ở Nhật Bản

Categories:

Thế chấp... cuộc đời
 
Khác với Việt Nam, thanh niên vẫn có thói quen truyền thống sống dựa vào gia đình, giới trẻ Nhật khi ra đời phải hiểu ngay cuộc đời mình phải thế chấp hai lần: Lần đầu là thế chấp để vay tiền đi học và thế chấp thứ hai là vay tiền để mua/xây nhà.
Anh Hải kể tiếp, hồi mới qua Nhật, anh cứ nghĩ, ở đất nước giàu nhất nhì thế giới này, mọi thứ sẽ được nhà nước chu cấp. Nhưng không, tất cả người dân đều phải tự nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Đối với giới trẻ Nhật, sự nỗ lực ấy lại đòi hỏi gấp 2-3 lần, tuy nhiên, bên cạnh họ luôn có những chính sách hỗ trợ đặc biệt từ phía chính phủ, nhất là trong lĩnh vực nhà ở.
Anh Hải cho biết, việc mua nhà ở Nhật rất dễ (người nước ngoài cũng có quyền sở hữu và mua bán nhà như người Nhật). Nhưng cũng như một số nước ở Châu Á khác như Hồng Kông, Singapore..., giá nhà đất ở Nhật thuộc vào loại đắt đỏ nhất trên thế giới.
Với mức giá cao ngất như vậy, người lao động, đặc biệt là giới trẻ rất khó có khả năng xoay xở cho mình một căn nhà. Để giúp cho các đối tượng này, Chính phủ Nhật đã xây dựng quỹ công khố tài chính quốc gia, chuyên cho người dân vay vốn để mua/xây nhà với lãi suất ưu đãi.
Ngoài ra, chính phủ còn thành lập quỹ hưu phúc lợi cho công nhân viên các xí nghiệp và quỹ hưu quốc gia cho những người hành nghề tự do (chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân, bác sĩ, luật sư..). Lãi suất của các quỹ nói trên thấp hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng. Vì thế, dân Nhật thường vay các quỹ này trước, nếu còn thiếu mới vay ngân hàng. Do đó, mỗi căn hộ thường có thể thế chấp cho 3-4 cơ quan khác nhau.
Theo anh Hải, sở dĩ ngân hàng yên tâm cho nhân viên vay vì các công ty trả lương bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân của nhân viên đó tại ngân hàng mà họ vay vốn mua/ xây nhà. Sau đó, ngân hàng sẽ tự động khấu trừ số nợ họ phải trả hằng tháng cho ngân hàng và các cơ quan tín dụng khác.
Trước khi chuyển tiền lương vào tài khoản của công nhân viên, công ty phải khấu trừ thuế thu nhập, phí bảo hiểm y tế, phí bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội (đóng góp vào quỹ hưu). Ngân hàng sẽ thẩm định mỗi trường hợp xem cá nhân vay có thể sinh sống được sau khi trả nợ hay không?
hường khi vay vốn mua/xây nhà trong 20-30 năm, thì tiền trả nợ tổng gộp tương đương với tiền thuê một căn hộ hay nhà. 

Tăng cường thu thuế
 
Sau khi tốt nghiệp trung học hay đại học, một thanh niên Nhật có thể vào làm cho một công ty có qui mô tuỳ thuộc vào năng lực của mình. Thời gian đầu, họ sẽ sống trong các chung cư của công ty với giá thuê nhà được nâng đỡ khoảng từ 10-15 năm. Trong thời gian này, anh/chị sẽ tích lũy một số vốn tương đương với 30% số tiền cần thiết để mua/xây một căn nhà.
Theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân tại Nhật, nếu cư dân trích một phần thu nhập gửi quỹ tiết kiệm hằng tháng nhằm mục đích mua/xây nhà thì sẽ được giảm thuế thu nhập tương ứng.
Với 30% vốn cần thiết cho việc mua/xây nhà, cá nhân đó sẽ hội đủ các điều kiện để vay vốn từ các cơ quan tín dụng. Thời gian vay vốn kéo dài từ 20 - 35 năm, trước khi người lao động về hưu ở tuổi 60. Khi thu nhập cao lên hay có điều kiện vật chất tốt hơn, người lao động sẽ rút ngắn thời hạn trả nợ.
Tuy nhiên, khi mua được nhà, giới trẻ Nhật phải có nghĩa vụ đóng thuế lại cho nhà nước. Để chống nạn đầu cơ nhà, đất tràn lan, chính phủ Nhật đã đưa ra nhiều sắc thuế khác nhau, trong đó phải kể đến thuế nhà đất và thuế chống để lãng phí đất. 
Thuế nhà đất là loại thuế mà chủ nhân của căn nhà đó phải đóng, để chi phí cho các dịch vụ do chính quyền thành phố đảm nhận như: tiền xử lý rác, quét đường, xúc tuyết, tiền nước, dịch vụ chuyên chở công cộng…
Thuế nhà đất tại Nhật được xác định theo một chỉ số thuế và giá ước lượng của một ngôi nhà, đất. Anh Hải cho biết, giá ước lượng này được căn cứ trên giá thị trường, vì vậy nhà đất càng đắt tiền thì chủ nhân càng phải đóng thuế cao.
Riêng về thuế chống lãng phí đất, anh Hải cho biết thêm, đây là thuế đánh vào các khu đất trống. Cách đánh thuế này đã hạn chế rất nhiều các kiểu đầu cơ đất tại Nhật từ thập niên 70.
Theo anh Hải, bằng chính sách thuế và các phương thức tín dụng hỗ trợ người dân hợp lý nên tuy giá nhà đất ở Nhật thuộc vào hạng cao trên thế giới, nhưng Nhật Bản cũng là quốc gia có tỷ lệ hộ gia đình sở hữu nhà ở cao nhất.

Spread The Love, Share Our Article

Related Posts

No Response to "Chuyện An Cư Ở Nhật Bản"

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.