Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2009

Cách tính thuế thu nhập ở Nhật

Tỷ lệ thuế thu nhập sẽ tăng lên cùng với Tổng thu nhập của bạn. Hay nói cách khác tỷ lệ thuế thu nhập sẽ có tỷ lệ thuận với thu nhập của bạn.

Và nếu như các loại bảo hiểm thường lấy đối tượng là tổng thu nhập của bạn khi chưa trừ các khoản, thì thuế thu nhập lại đánh vào đối tượng là số tiền đã trừ các khoản bảo hiểm.

Tiền thuế thu nhập sẽ được khấu trừ từ lương tháng của bạn. Tuy thế cuối năm quyết toán người ta sẽ cân đối lại và trả lại cho bạn nếu thừa ra hoặc thu thêm nếu không đủ. Do đó có thể kết luận là thuế thu nhập sẽ được tính căn cứ vào thu nhập hàng năm của bạn. Tỷ lệ sẽ như sau :

Thu nhập (kể cả tiền thưởng) 1 năm của bạn là :
+ 330 0000 yên = 330 man --> 10%
+ 330 0000 yên --> 900 0000 yên --> 20% - 33 0000 yên
+ 900 0000 yên --> 1800 0000 yên --> 30% - 123 0000 yên
+ 1800 0000 yên trở lên --> 37% - 249 0000 yên

Ví dụ thu nhập của bạn là : 650 0000 yên = 650 man

Thì tiền thuế sẽ như sau :
650 0000 yên × 0.2 -33 0000 yên = 97 0000 yên

Tiền lương khởi điểm tại Nhật

初任給10年ぶり1000円増加 今春の新卒者 経団連調査

日 本経団連が3日発表した今春新卒者の初任給調査によると、大卒事務系の平均は対前年比1354円増の20万5074円、短大卒事務系が同1041円増の 17万2577円と、10年ぶりに1000円を超える伸びとなった。伸び率は大学院修了事務系で0・56%、大卒事務系で0・66%となり、前年の上昇率 に比べてすべての学歴でほぼ倍増した。企業業績の回復に加え、少子化で人材確保に向けた条件の改善が進んでいる状況を浮き彫りにした。

 調査では、初任給を据えおいた企業は56・3%と、平成15年のピーク(91・4%)以降、4年連続で減少した。産業別では、石油・石炭製品業が平均24万6000円とトップ、最低は金融・保険業の18万7018円となった。

 初任給決定の理由について「在籍者とのバランスから判断」「世間相場から判断」と回答した企業がそれぞれ3割ずつを占めた。

 日本経団連は、「優秀な学生の確保のための魅力向上に加え、企業業績の回復に伴う社員給与の引き上げが進み、これまで据えおかれていた初任給にも調整が及んだ」と分析している。

 調査は、日本経団連と東京経営者協会の会員企業2065社を対象に実施し、731社が回答。うち、従業員500人以上の大手からの回答が74・3%を占めた。


平成19年度の初任給水準

大学院修了事務系 22万3131円(0.56)

大学院修了技術系 22万4478円(0.60)

大学卒事務系   20万5074円(0.66)

大学卒技術系   20万6579円(0.58)

高専卒技術系   18万1853円(0.67)

短大卒事務系   17万2577円(0.61)

高校卒事務系   16万1273円(0.60)

高校卒現業系   16万2753円(0.61)


Theo bảng này thì một người Nhật tốt nghiệp cao học cũng chỉ khoảng 22 0000 Yên/ tháng và người tốt nghiệp cấp 3 thì là 16 0000 Yên/ tháng.

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2009

Cuộc thi "International Robot Exhibition" năm 2009

Các thế hệ robot khác nhau, mang nhiều mục đích khác nhau hiện nay đã được phát triển một cách mạnh mẽ không chỉ tại các nước có nền công nghiệp tự động hóa cao như: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức... mà còn được chú ý nhiều tại các nước đang phát triển như Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam... Ngay cả bạn cũng đã từng ngạc nhiên với nhiều hình mẫu robot kỳ lạ và thông minh (xem lại theo đường dẫn các bài liên quan phía dưới). Và với những hình ảnh khá vui nhộn ghi được tại cuộc thi Robot-ONE GATE lần thứ 6 thuộc khuôn khổ hội chợ robot tự động thế giới 2009 - INTERNATIONAL ROBOT EXHIBITION 2009 đang diễn ra tại Nhât Bản, thì có lẽ chúng sẽ mang đến cho bạn nhiều ngạc nhiên xen lẫn thú vị hơn nữa.



Thứ Tư, 25 tháng 11, 2009

Học Kanji 825 chữ online

Hiện nay trên website Đông Du có cung cấp một tiện ích cho mọi người học và ôn luyện Kanji trực tuyến. Quả là 1 cách học rất thú vị, chẳng còn chút cảm giác NGÁN NGẨM khi ngồi ôm cả quyển Kanji suốt ngày

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2009

5S là gì?

I. 5S là gì?

5S là một phương pháp quản lý nhằm mục đích cải tiến môi trường làm việc, một chương trình hoạt động thường trực trong một doanh nghiệp hoặc ở một đơn vị hành chính. 5S là một phương pháp cải tiến rất đơn giản nhưng lại rất hiệu quả trong thực tế.




https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgD5cm_E31uqCz89CYSJWdPhpfU2mfcdaa1IVkdT15CywXV1NyWeDa0TICXwgW5DRhplKgnPeKweNcDI-IN-VXx1gbYNt7d2RKjR6W9eUelziNWgLaHf0beszFvwrfKdZnI5uVIVqGtWFQ/s1600/5S.png

Hoạt động 5S nghe chừng rất đơn giản, nhưng lại có ý nghĩa lớn trong việc đảm bảo sức khỏe cán bộ nhân viên, tạo thuận lợi khi làm việc, nâng cao năng suất và chất lượng cuộc sống. Hoạt động này bắt nguồn từ truyền thống của Nhật Bản, với mục đích khơi dậy ý thức trách nhiệm, tính tự nguyện, tự giác của cán bộ. Các nhà quản lý tại Nhật Bản đã tiếp thu truyền thống này và đẩy lên thành một phong trào rộng rãi, sau đó đúc kết thành một lý luận khoa học và cho ra đời chương trình năng suất chất lượng mới đó là 5S.


II. Áp dụng 5S như thế nào?

SERI - SÀNG LỌC Loại bỏ những cái không cần thiết

Bước 1:

- Bạn hãy quan sát kỹ nơi làm việc của mình cùng với một vài đồng nghiệp.
- Hãy phát hiện và xác định những cái không cần thiết cho công việc của bạn.
- Sau đó thì vứt bỏ (hủy) những cái không cần thiết
- Đừng giữ lại những thứ gì không cần thiết cho công việc của bạn.
Bước 2:

- Nếu bạn và đồng nghiệp của bạn không thể quyết định ngay được là một thứ gì đó có còn cần thiết cho công việc hay không thì hãy đánh dấu sẽ hủy kèm theo ngày tháng sẽ hủy và để riêng ra một nơi.

Bước 3:

- Sau một thời gian, ví dụ 3 tháng, bạn hãy kiểm tra lại xem có ai cần đến cái đó không.
- Nếu sau 3 tháng mà không thấy ai cần đến, tức là cái đó không còn cần cho công việc nữa.
- Nếu bạn không thể tự mình quyết định thì hãy để ra một thời hạn để xử lý.

Chú ý:

1.Khi sàng lọc, bạn không được quên những gì để trong ngăn tủ.
2.Việc hủy những cái không cần thiết có thể là:
+ Bán cho đồng nát
+ Giao cho các đơn vị khác nếu họ cần
+ Vứt bỏ
+ Khi hủy những thứ thuộc tài sản của công ty, bạn nên báo cáo cho người có thẩm quyền biết
+ Bạn cũng nên thông báo cho những nơi đã cung cấp những nguyên vật liệu, tài liệu thừa đó
+ Khi quan sát xung quanh để tìm ra những thứ không cần thiết ở nơi làm việc của bạn, hãy tìm mọi nơi, mọi ngóc ngách giống như khi bạn tìm diệt một con gián vậy. Và sẽ là một phần thưởng nếu trong quá trình đó bạn lại tìm ra một vài vật có ích mà lâu nay bạn không nhớ để đâu.

SEITON -SẮP XẾP: Đặt mọi thứ đúng chỗ sao cho thuận lợi khi sử dụng

Bước 1:

- Bạn phải tin là mọi thứ không cần thiết đã được loại bỏ ra khỏi nơi làm việc của bạn
- Việc còn lại là bạn hãy suy nghĩ xem để cái gì ở đâu là thuận tiện theo quy trình làm việc đồng thời bảo đảm thẩm mỹ và an toàn

Bước 2:

- Sau đó bạn hãy trao đổi với các đồng nghiệp về cách sắp xếp bố trí trên quan điểm thuận tiện cho thao tác.
- Một nguyên tắc cần chú ý là cái gì thường xuyên hay phải sử dụng đến thì phải đặt gần người sử dụng để đỡ phải đi lại. Cái gì ít dùng hơn thì để xa hơn. Bạn hãy phác thảo cách bố trí và trao đổi với đồng nghiệp, sau đó thực hiện.

Bước 3:

- Bạn phải làm sao cho các đồng nghiệp của mình đều biết được là cái gì để ở chỗ nào để tự họ sử dụng mà không phải hỏi ai.
- Tốt nhất là bạn nên có một danh mục các vật dụng và nơi lưu giữ. Hãy ghi chú trên từng ngăn kéo, ngăn tủ, cặp tài liệu để mọi người biết cái gì được lưu giữ ở đó.

Bước 4:

Hãy áp dụng nguyên tắc này để chỉ rõ nơi đặt bình cứu hỏa và những chỉ dẫn cần thiết khác
Chú ý:

- Mục đích của SEITON - SẮP XẾP là làm cho nơi làm việc của bạn đựợc an toàn, hiệu quả khi làm việc. Vì vậy những vật như rèm, màn che để dấu những vật dụng ở phía sau là không cần thiết
- Nếu bạn có được tiêu chuẩn quy định mức tối thiểu và tối đa lưu giữ vật liệu, tài liệu thì càng tốt (reoder level)

SEISO - SẠCH SẼ: Làm vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc

Có một mối quan hệ rất mật thiết giữa chất lượng sản phẩm và sự sạch sẽ ở nơi làm việc chế tạo sản phẩm. Như vậy Seiso (sạch sẽ) phải được thực hiện hàng ngày, đôi khi là trong suốt cả ngày.

Sau đây là một vài gợi ý cho Seiso của bạn:
- Đừng đợi đến lúc dơ bẩn mới vệ sinh. Hãy quét dọn, vệ sinh nơi làm việc, kể cả máy móc thiết bị, dụng cụ đồ đạc V.V… một cách thường xuyên làm cho những thứ trên đây không còn cơ hội để dơ bẩn.
- Giành 3 phút mỗi ngày để làm Seiso.
- Bạn và các đồng nghiệp của bạn có trách nhiệm với môi trường xung quanh nơi làm việc
- Những người làm vệ sinh chuyên nghiệp chỉ chịu trách nhiệm ở những nơi công cộng.
- Nếu bạn muốn làm việc trong một môi trường sạch sẽ và an toàn, tốt nhất là bạn hãy tạo ra môi trường đó.
- Đừng bao giờ xả rác, khạc nhổ bừa bãi và hãy tạo một thói quen sạch sẽ.
- Vệ sinh dọn dẹp cũng là một hành động kiểm tra.
- Điều này rất quan trọng đối với các nhà máy, công xưởng.
- Nếu bạn thấy điều này đúng thì hãy bắt đầu ngay từ hôm nay.

Chú ý: Ngoài 3 phút hàng ngày cho Seiso, bạn nên có thói quen làm Seiso trong tuần, trong tháng. Cái lợi do Seiso mang lại sẽ lớn hơn nhiều lần so với thời gian bỏ ra.

SEIKETSU - SĂN SÓC Duy trì sự vệ sinh sạch sẽ ở mức độ cao

Để không lãng phí những nỗ lực đã bỏ ra, bạn không nên dừng lại sau khi đã thực hiện được 3S. Sau đây là những gợi ý cho SEIKETSU của bạn:
- Tạo ra một hệ thống nhằm duy trì sự sạch sẽ ngăn nắp ở nơi làm việc; cần có lịch làm vệ sinh.
- Phong trào thi đua giữa các phòng ban, phân xưởng cũng rất quan trọng và hiệu quả trong việc lôi kéo, cuốn hút mọi người tham gia 5S.

Chú ý:

- Cần chỉ rõ tên người chịu trách nhiệm về nơi làm việc hay máy móc.
- Kiểm tra và đánh giá thường xuyên do thành viên của tổ (nhóm, đội) 5S của đơn vị thực hiện.
- Đừng chỉ có tìm chỗ xấu, kém để phê bình mà phải chú ý tìm ra cái hay, cái tốt để khen thưởng động viên.

SHITSUKE - SẴN SÀNG Thực hiện các S trên một cách tự giác mà không cần phải có ai đó nhắc nhở hay ra lệnh.

Cần phải làm cho mọi người thực hiện 4S một cách tự giác như là một thói quen hay lẽ sống. hông có cách nào thúc ép thực hiện 5S hơn là thường xuyên thực hành nó cho tới khi mà mọi người đều yêu 5S. Cần tạo ra một bầu không khí lành mạnh để mọi người thấy không thể thiếu 5S.

Muốn vậy cần phải chú ý:
- Coi nơi làm việc như là ngôi nhà thứ hai của bạn - Nhận thức được công ty như là nơi bạn tạo ra thu nhập cho bạn và gia đình bạn.
- Nếu bạn mong muốn và thường xuyên làm cho ngôi nhà của bạn sạch sẽ, vệ sinh, ngăn nắp thì tại sao bạn lại không cố gắng làm cho nơi làm việc của bạn sạch sẽ thoải mái dễ chịu như ở nhà.
Chú ý:

Để nâng cao SHITSUKE (sẵn sàng) của nhân viên trong công ty thì vai trò của người phụ trách là cực kỳ quan trọng. Người phụ trách phải là tấm gương về 5S để mọi người noi theo.

Tham Khảo:
- Implement 5S at your workstation

(Nguồn: www.techzone-vn.net)

Tri ân Thầy & Cô nhân ngày 20/11

Trong văn hóa người Việt Nam có truyền thống "Tôn sư trọng đạo". Đó là một phẩm chất được gìn giữ và truyền trao qua bao thế hệ. Và một kỹ sư Việt Nam đẳng cấp cũng không thể thiếu phẩm chất đó.

Kính thưa thầy cô!

Trong thời gian qua nơi ngôi trường Nhật Ngữ Kaizen Yoshida School này, chúng em - những kỹ sư trẻ Việt Nam đầy hoài bão cho tương lai đang từng ngày được chỉ bảo những kiến thức, kinh nghiệm quý báo từ những thầy cô đầy tâm huyết, để giúp chúng em trở thành những kỹ sư Việt Nam đẳng cấp.

Thật hạnh phúc biết bao khi những người có cùng ý chí gặp nhau. Những ước mơ được chấp thêm đôi cánh. Chúng em thật sự cảm ơn thầy cô rất nhiều. Hôm nay, nhân ngày 2o/11/2009, chúng em bằng tấm lòng của mình gửi đến thầy cô lòng biết ơn sâu sắc với ý nghĩa:

"Những cánh chim kỹ sư Việt Nam sẽ cất cánh từ mái trường đầy tình thương và nhiệt huyết này để tiến đến tương lai."































(Nguồn: Tập thể lớp KS2)

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2009

Robot HUBO - nét mới trong công nghệ tự động hóa từ Hàn Quốc

Chúng ta đã từng nghe, và biết đến robot Trung Quốc: JingJing (晶晶), BeiBei (贝贝), hay cũng từng chiêm ngưỡng robot nổi tiếng ASIMO của Honda với khả năng di chuyển linh hoạt và hoạt động uyển chuyển gần giống như các cử động của con người. Và với tốc độ phát triển công nghệ robot như hiện nay và nền tảng kỹ thuật tốt, thì việc Học viện phát triển khoa học công nghệ Hàn Quốc (KAIST) giới thiệu thêm một nguyên mẫu robot giống người nữa với giới công nghệ thế giới cũng không lấy gì làm ngạc nhiên.

Phiên bản robot mới nhất với tên gọi HUBO của KAIST là sản phẩm robot đã được phát triển từ khá lâu, dựa theo hình mẫu các nhân vật truyện tranh khoa học viễn tưởng. Mặc dù không đạt được tốc độ di chuyển ấn tượng như các robot Nhật Bản gần đây nhưng HUBO vẫn mang nét uyển chuyển khi hoạt động thử nghiệm và cũng rất ấn tượng với các khớp ngón tay linh hoạt, hay các cử động phần cánh tay mượt mà qua bài quyền trên nền nhạc Trung Hoa.


Một phiên bản copy thứ hai của HUBO mang tên HUBO 2 cũng đã được học viện KAIST cung cấp và hoạt động trình diễn trong buổi khai mạc Đại Hội Thể Thao Hàn Quốc lần thứ 90, ngày 20 tháng 10 vừa qua.



Nguồn: PlasticPals

Walky - phần mềm điều khiển robot, nhân vật game trên iPhone

Kỹ sư Yuta Sugiura cùng các đồng nghiệp tại Graduate School of Media Design, thuộc đại học Keio - Nhật Bản đã phát triển một trình ứng dụng cảm ứng đặc biệt trên iPhone để điều khiển các robot chỉ bằng các ngón tay. Trình ứng dụng đó mang tên Walky và sử dụng giao diện cảm ứng tương tác bằng ngón tay mang tên Foldy.


Thay vì phải sử dụng các tay cầm hay các bộ điều khiển thiết kế chuyên biệt để điều khiển robot thì với trình tương tác Walky, người dùng có thể sử dụng tính năng cảm ứng đa điểm, vuốt trượt ngón tay của mình trên iPhone để điều khiển các bước di chuyển bằng chân của robot như: đi, chạy, nhảy, đá bóng, di chuyển ngang...

Trình ứng dụng này chưa được cung cấp cho người dùng hay các nhà phát triển vì hiện nó chỉ dừng lại ở mức thử nghiệm, tương thích duy nhất 1 loại robot chế tạo riêng như trên. Mặc dù nhóm phát triển không công bố thông tin về phương thức kết nối từ iPhone đến robot hay ngược lại nhưng theo nhận định thì có lẽ nó cũng sẽ dùng các kết nối không dây thông dụng như: Wifi, bluetooth... Và sắp tới đây, Walky sẽ còn được nghiên cứu thêm để áp dụng cho việc điều khiển các nhân vật trong các trò chơi điện tử.

Mời các bạn xem vài chi tiết demo trình ứng dụng Walky trên iPhone nói trên:


Theo Tinh Tế (Nguồn: Sugiur)

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2009

20.10.2009 - Chào mừng ngày Phụ Nữ Việt Nam












Nói "I Love You" trong tiếng Nhật!

Một trong những câu nói quen thuộc và được mọi ng chú ý đến nhất chính là câu nói trao yêu thương "I love you". Trong tiếng Nhật, "tình yêu""ai"(愛) (theo Hán Việt thì đọc là "ái" đó) , và động từ "yêu""aisuru" (愛する). "Tôi yêu bạn" (tại TViệt mình nhiều đại từ nhân xưng quá, viết hết ra thì bất tiện nên gọi đại diên I love U = Tôi yêu bạn vậy T_T) có thể được nói theo tiếng Nhật bằng nhiều cách, chẳng hạn như "aishite imasu (愛しています)", "Aishiteru (愛してる) (mình thick nói cách này nhất)," "aishiteru yo (愛してるよ)" hay "aishiteru wa (愛してるわ, cách nói của con gái)". Tuy nhiên, người Nhật chẳng bao giờ nói câu "Tôi yêu bạn" theo cách của người phương Tây, bởi vì nền Văn hóa khác nhau. Và chẳng có jì là ngạc nhiên khi bạn nghe một người Nhật nói rằng họ chưa bao nói những câu nói trên trong cuộc sống của mình. (cái này hơi khó tin nhỉ? ^^)

Thường thì ng Nhật ít khi biểu hiện rõ tình yêu của mình. Đa số nghĩ rằng tình yêu có thể được thể hiện qua các cử chỉ mà ko nhất thiết phỉa nói thành lời. Và khi họ đặt tình cảm của mình vào câu nói, thường họ sẽ nói rằng ""suki desu (好きです)". "Suki" có nghĩa là thích. Và ngòai câu nói đã nêu, ng Nhật còn có thể nói những câu tương tự như "Suki da (好きだ)," "suki dayo" (好きだよ, cách nói của con trai) or "suki yo (好きよ, cách nói của con gái)". Có rất nhiều cách nói với từ "suki", kể cả đối với từ địa phương. "Suki yanen (好きやねん)" là một Vd cho cách nói của Kansai-ben (tiếng Kansai). Bạn có thể hiểu "Suki yanen" với nghĩa "tôi thick bạn" được vì đó là câu nói rất phổ biến ở vùng Kansai. Và cụm từ đó còn được sử dụng làm tên của một loại mỳ ăn liền. (xem hình bên dưới)



Nếu bạn thick một ai đó hay một vật jì đó rất nhiều, bạn có thể sử dụng thêm từ
"dai" (có nghĩa là to lớn) thêm vào đằng trước. Và kết quả sẽ là "daisuki desu (大好きです)."

Mọi người tham khảo đoạn video hướng đẫn học tiếng Nhật sau:

Giáng sinh ở Nhật Bản

Nhật Bản chỉ có khoảng 0.5% dân số theo đạo Thiên Chúa và cũng không có lễ Giáng Sinh chính thức. Ngày 25 tháng 12 ở Nhật là ngày làm việc bình thường. Thay vào đó người Nhật lại được nghỉ vào ngày 23 tháng 12 vì đó là sinh nhật của đương kim Hoàng Đế Nhật. Tuy nhiên người Nhật rất thích hội hè. Biết được tâm lý này các cửa hàng lớn luôn bày ra các lễ hội để bán hàng. Nhiều người cho rằng lễ Giáng Sinh ở Nhật thực chất là “sáng kiến” của các cửa hiệu và siêu thị. Giáng Sinh ở Nhật không mang màu sắc tôn giáo như ở Italia chẳng hạn. Từ đầu tháng 12 phố xá đã bắt đầu treo đèn trang trí. Các trung tâm lớn ở Tokyo như ga Tokyo, Ikebukuro, Shinjuku, Shibuya, Roppongi, Ginza v.v. đều treo đèn gọi là illumination rất đẹp. Đặc biệt nổi tiếng có lẽ là hành lang đèn có tên “Tokyo Millenario" do đạo diễn mỹ thuật người Ý tên là Valerio Festi thiết kế chạy dài 800 m tại Marunouchi gần ga Tokyo. Hành lang được bật lên từ đêm 24/12 và sáng như vậy vào buổi tối trong suốt một tuần đến 1/1. Hành lang này được kế tiếp bởi đèn illumination dài 4 km của thành phố. Gần đến ngày Giáng Sinh tại các quảng trường đều có đặt cây thông. Các siêu thị bán nhiều đồ của lễ Giáng Sinh như giầy ủng đỏ đựng đầy bánh kẹo bên trong, các vòng lá thông gắn băng lụa đỏ và chuông mạ vàng, có cả bánh ngọt mùa Giáng Sinh của châu Âu như panettone có xuất xứ từ Italia. Một số nhân viên bán hàng hóa trang thành ông già Noel khi phục vụ khách hàng. Các cửa hàng bách hóa lớn (department stores) mở cửa đến 11 giờ đêm, làm việc cả 31 tháng 12 và 1 tháng 1. Trai gái thường lấy mùa Giáng Sinh để tỏ tình, tặng quà nhau mang ý nghĩa đặc biệt, đưa nhau đi Tokyo Disney Land hoặc Tokyo Disney Sea chơi, hoặc ăn uống tại các nhà hàng sang trọng trong đêm Noel. Vé đi chơi Tokyo Disney Land và Tokyo Disney Sea vào đêm Giáng Sinh và Năm mới phải mua trước cả năm. Vào đêm Giáng Sinh các gia đình Nhật thường ăn bánh ngọt mùa Giáng Sinh do họ tự làm hoặc mua ở hiệu.




Hình ảnh một ngôi nhà truyền thống được trang trí bằng cây thông Noel không còn xa lạ ở Nhật Bản

Sau đây là video clips đón Giáng Sinh ở Nhật:



Vườn Sarlight tại Midtown Complex:



Đón Giáng Sinh ở Tokyo:





Bài hát đón Giáng Sinh ở Nhật:

Jingle Bells:



Marry Christmas


Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2009

Bài hát đi cùng năm tháng (KOIBITO YO - Mayumi Itsuwa)

Ca khúc đầu tiên của Mayumi Itsuwa cần nhắc đến, dĩ nhiên đó phải là "Koibito yo (Người yêu dấu ơi)”.

“Koibito yo” được Mayumi sáng tác năm 1980. Cô đã nói rằng đây là ca khúc mà cô ưng ý nhất trong sự nghiệp của mình, và người ta chỉ cần nghe nó thôi thì cũng có thể hiểu được phong cách âm nhạc của cô. “Koibito yo” cũng là một trong số ít những ca khúc mà Mayumi viết lời trước khi viết nhạc. Thêm một điểm đáng lưu ý nữa, nội dung của “Koibito yo” không hàm chứa ẩn ý đặc biệt nào, đó hoàn toàn là sáng tác được bật ra một cách tự nhiên trong Mayumi.

Phần nhạc trong bản thu âm “Koibito yo” gốc được nhạc sĩ Funayama soạn. Và ông đã dành tới gần 50 giây ở phần dạo đầu cho riêng dàn nhạc biểu diễn, nghe rất kịch tính. Cả bài ca như cơn gió lạnh thổi ngang qua, làm tê buốt những tâm hồn bị tổn thương bởi tình cảm...

Ca khúc này đã được khá nhiều ca sĩ ở các nước khác nhau cover lại. Ở hải ngoại những năm đầu 1990, NS Phạm Duy đã phổ lời Việt cho “Koibito yo” và đặt một cái tiêu đề rất “máu”: “Hận tình trong mưa”. Sau đó, cố ca sĩ Ngọc Tân cũng đã hát một bản phổ lời khác (chưa rõ tác giả) với tiêu đề “Người yêu hỡi” và được phát hành cùng album “Một chút gió đầu mùa” của anh. Vào năm 2005 thì ca sĩ Mỹ Tâm lại cũng cho ra mắt một bản thu âm Việt hóa khác của “Koibito yo” trong album “Hoàng hôn thức giấc” dưới tên “Người yêu dấu ơi”.

3_1
Mayumi biểu diễn cùng dàn nhạc ở Indonesia

Trong 3 bản thu âm Việt hóa “Koibito yo” mà mình gửi ở dưới đây thì có lẽ bản thu âm do Ngọc Tân thể hiện là có phần lời nghe xuôi tai và sát với lời gốc nhất; phần hoà âm cũng mượn ý tưởng trong bản gốc của Mayumi. Ngọc Tân hát bài này rất tình cảm, có cảm giác khi cất lên lời ca “Người yêu dấu ơi, người về với tôi...” thì giọng anh trở nên nức nở, tha thiết như lời của chính Ngọc Tân gửi tới người vợ đã ra đi mãi mãi trên vùng biển xa xôi kia.

Bản của Phạm Duy tuy có phần lời hơi bị “sến” nhưng bù lại là giọng ca Lệ Thu khi trình bày bài này quá tốt, luyến láy, buông hơi nhả chữ đầy kỹ thuật, tuy không phù hợp với nội dung lời gốc nhưng lại phù hợp với bản phổ lời của Phạm Duy. Phần phối hơi gấp gáp và thiếu tiếng piano, nghe não não theo đúng kiểu nhạc hải ngoại.

“Người yêu dấu ơi” mà Mỹ Tâm thể hiện được phối theo phong cách thường thấy trong các ca khúc của chị, ngọt ngào, rất dễ nghe. Tuy thế thì lời lại tỏ ra nhạt và trôi tuồn tuột dưới giọng Mỹ Tâm.

Gửi tới các bạn 4 phiên bản kể trên của “Koibito yo” cùng phần lời gốc được phiên âm theo kiểu Romaji và phần tạm dịch nghĩa.

Koibito yo
Mayumi Itsuwa

Karehachiru yuugurewa kuruhi no samusa wo monogatari.
Ame nikowareta benchi niwa ai wo sasayaku uta mo nai

Koitbitoyo, sobaniite
Kogoeru watashi no sobaniiteyo
Soshite hitokoto
Kono wakarebanashiga
Jodandayoto
Waratte hoshii

Jarimichi wo kake ashide Marathon hitoga ikisugiru
Marude bokyaku nozomuyoni tomaru watashi wo sasotteiru

Koibitoyo, sayonara
Kisetsuwa megutte kurukedo
Anohi no futari yoino nagareboshi
Hikatte wa kieru mujo no yume yo

Koitbitoyo, sobaniite
Kogoeru watashi no sobaniiteyo
Soshite hitokoto
Kono wakarebanashiga
Jodandayoto
Waratte hoshii
Người yêu dấu ơi


Những chiếc lá thu rơi rụng như nói rằng mùa đông đang đến gần
Chẳng còn bản tình ca nào vang lên trong cõi lòng tan nát của người ngồi trên chiếc ghế đá công viên dưới cơn mưa

Người yêu dấu ơi, hãy đến bên em
Hãy đến bên em trong chiều lạnh giá
Với nụ cười trên môi
Và nói cùng em rằng
lời chia tay kia
chỉ là đùa mà thôi

Những bước chân của người đàn ông chạy bộ đang dần xa trên con đường rải sỏi
Như khuyên em – người vẫn còn ngồi lại: hãy quên đi tất cả

Người yêu dấu ơi, tạm biệt anh
Dẫu thế nào thì bốn mùa vẫn nối tiếp nhau đến trong đời
Chuyện của đôi ta giờ như vì sao băng trong đêm nao, sáng ngời rồi vụt tắt
Tựa một giấc mơ dài đã trôi qua

Người yêu dấu ơi, hãy đến bên em
Hãy đến bên em trong chiều lạnh giá
Với nụ cười trên môi
Và nói cùng em rằng
lời chia tay kia
chỉ là đùa mà thôi





Thứ Năm, 5 tháng 11, 2009

Nhật Bản trình diễn robot cứu nạn mini

Trong khuôn khổ cuộc thi sáng tạo robot cứu hộ - cứu nạn do trường Đại Học Truyền Thông - Điện Tử Osaka, Nhật Bản tổ chức lần đầu tiên hôm Chủ nhật vừa qua, các chú robot "nhỏ con" đã chiếm được cảm tình của hầu hết những người tham gia cũng như tham quan. Với hơn 18 mẫu robot dự thi, mang đầy đủ hình dáng, kích thước và được chế tạo từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau, cuộc thi đã cho thấy sự sáng tạo mạnh mẽ và năng lực lớn của các sinh viên, các nhà phát triển robot Nhật Bản.


Mặc dù yêu cầu của cuộc thi chỉ cần các robot vượt qua những chiếc bàn, thanh gỗ để đến với hình nhân và thực hiện việc cứu nạn, nhưng nếu tính đến việc ứng dụng thực tiễn của những hình mẫu robot đó thì hoàn toàn khả thi. Và đoạn trích về phần dự thi của chú robot mang tên Robovie-PC dưới đây sẽ khiến bạn thích thú và cảm nhận được thêm phần nào tính khả thi cùng sự tiến bộ trong công nghệ tự động hóa từ Nhật Bản.

Nguồn: Plasticpals