Phong cách chuyên nghiệp:
Nhìn từ cách ăn mặc
Nhìn từ tư dáng vẻ, cử chỉ
Xác định mục tiêu nghề nghiệp:
Xác định điểm nổi bật nhất
Xác định mục tiêu dài hạn và ngắn hạn
Thường xuyên cập nhật kiến thức
Phát triển các kỹ năng phụ
Xây dựng bản đồ kinh nghiệm
Trong môi trường làm việc năng động, hiện đại, tính chuyên nghiệp là một trong những tiêu chí hàng đầu quyết định sự thành công và thăng tiến trong sự nghiệp. Chính vì vậy tính chuyên nghiệp trong công việc ngày càng được đề cao và là một trong những yêu cầu đầu tiên đối với người làm việc.
Vậy tính chuyên nghiệp được hiểu như thế nào và làm gì để có thể xây dựng cho mình phong cách làm việc thể hiện được điều đấy?
I. Phong cách chuyên nghiệp
Phong cách “pro” không chỉ có trong những công việc có qui mô lớn mà phải thể hiện ngay trong từng công việc nhỏ. Mục đích của sự chuyên nghiệp là nhằm tạo ra sự hoàn chỉnh và sự hoàn chỉnh chỉ có được khi tất cả các chi tiết dù là nhỏ nhất phải được xây dựng một cách đồng bộ, nhất quán.
Nói tới chuyên nghiệp, người ta dễ tưởng là cái gì đó to tát. Nhưng ngược lại, chuyên nghiệp có khi được đánh giá ở những cái bé tẹo đến không ngờ. Đó có thể là cách ăn mặc, tư thế ngồi, cách nói chuyện, tuân thủ thời gian ... Ở một công ty, tính chuyên nghiệp được “đo” trên từng nhân viên. Không lạ khi những công ty lớn, tồn tại lâu đời (đa phần là công ty nước ngoài) đều chủ động xây dựng cho mình một “chuẩn mực chuyên nghiệp” và đòi hỏi nhân viên phải tuân thủ.
1.1. Nhìn từ cách ăn mặc:
Theo tôi, một trong những tiêu chí để đánh giá nhân viên mà chuyên nghiệp hay không, đó là cách ăn mặc. Tùy vào tính chất công việc và văn hóa công ty, một số mẫu mốt có thể phù hợp ở môi trường này, nhưng lại gây phản cảm ở một môi trường khác. Liệu có tạo một ấn tượng chuyên nghiệp hay không khi một kỹ sư ăn mặc chỉnh tề lại chọn cho mình một dép lào hay một đôi giày dây? Nếu cách ăn mặc và tác phong thể hiện đúng vị trí, tính chất công việc, tạo được niềm tin rằng mình sẽ đảm nhận tốt nhất vai trò của mình thì đó là phong cách chuyên nghiệp.
Phong cách phù hợp sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công việc. Nhưng như vậy không có nghĩa là phải từ bỏ các sở thích riêng. Nếu khéo léo một chút, ta vẫn thể hiện được cái riêng của mình trong khi vẫn tạo cho bản thân một phong cách phù hợp với công việc. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, sự giao lưu văn hóa qua phong cách ăn mặc rất được coi trọng. Ở các công ty nước ngoài, phong cách ăn mặc rất được coi trọng, hình thành nên văn hóa công ty. Xu hướng đang hình thành là không chỉ cá nhân, mà các công ty cũng đang bắt đầu tổ chức tư vấn cho nhân viên của mình cách tạo lập và bồi dưỡng phong cách chuyên nghiệp nhằm nâng cao hình ảnh của công ty một cách có định hướng.
1.2. Nhìn từ dáng vẻ, cử chỉ:
Học ứng xử trên bàn ăn. Các mối quan hệ có thể được thiết lập tốt qua một cuộc picnic hay bữa ăn. Nên ăn và uống có chừng mực, và biết khi nào nên nói đùa, khi nào không nên.
Đừng rung rung đôi chân, gõ nhịp bàn chân, vặn vẹo đôi bàn tay ... Tất cả những hình ảnh đó phản ánh sự thiếu tự tin và thiếu chuyên nghiệp.
Quan tâm đến tư thế của mình. Hãy cố gắng ngồi thẳng và có một dáng điệu tốt, điều này sẽ giúp nói lên rằng mình là một người tự tin và có cá tính. Ngược lại, dáng đi lừ đừ , ẻo lã tạo nên hình ảnh một người lười biếng và yếu kém.
Đừng vắt chéo đôi cánh tay. Ngồi với đôi tay bắt chéo có thể sẽ chỉ ra một tính cách phòng thủ, sự kháng cự, tính công kích và một suy nghĩ không cởi mở. Hãy sử dụng đôi bàn tay để diễn cảm những gì mình muốn nói.
Hãy sử dụng môi mắt của mình. Luôn hướng đôi mắt về người nói chuyện sẽ giúp mình thật sự nối kết với họ. Đây là một cách thức rất quan trọng thể hiện ta quan tâm đến người nói.
Cố gắng vận dụng những ngôn ngữ hình thể khác để gây một ấn tượng tốt như gật đầu, nghiêng nghiêng đầu, nhướng lông mày lên khi người khác đang nhấn mạnh quan điểm của họ.
Tóm lại, xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp là một trong những điều kiện cần cho sự thành công. Với phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả sẽ giúp ta thu phục được niềm tin và gặt hái được nhiều thành quả hơn trong công việc.
II. Xác định mục tiêu nghề nghiệp
Tôi luôn luôn rất muốn giỏi về môn thể thao nào đó nhưng tôi không thể thực hiện được và đã thất bại thảm hại. Việc này đã khiến tôi nghĩ rằng tôi là kẻ thất bại nhưng một ngày nọ tôi phát hiện ra là những người giỏi về thể thao là những người có gen về lĩnh vực đó. Điều này thì rõ ràng là tôi không có. Như vậy chẳng lẽ tôi là kẻ thất bại ư? Không, đó chỉ là vấn đề về gen nên tôi không thể tự trách mình. Tôi có khả năng về những lĩnh vực khác và tôi lại đánh giá thành công của mình theo những tiêu chí sau:
+ Năm ngoái tôi đã làm như thế nào
+ 5 năm trước tôi làm thế nào
+ Tôi đang thực hiện kế hoạch cá nhân như thế nào
+ Tôi đang thực hiện kế hoạch dài hạn của mình như thế nào.
Tôi từng sở hữu một chiếc xe máy khá tuyệt vời. Tôi rất thích nó. Một lần tại cột đèn giao thông, tôi dừng xe bên cạnh một người đi xe máy khác và chăm chú nhìn xe của anh ta. Tôi thốt lên trong chiếc mũ bảo hiểm đội trên đầu “Đó là chiếc xe mà mình muốn”. Trong khi ấy anh ta cũng chăm chú nhìn xe của tôi và rõ ràng là anh ta cũng đang nghĩ như tôi. Khi đèn xanh bật lên, tôi cùng anh ta tiếp tục đi và tôi nhận ra chiếc xe của anh ta giống hệt với xe của tôi.
Đầu óc không kiên định sẽ khiến cho ta dễ bị lung lạc và dễ mắc sai lầm. Khi nhìn ai đó thì bạn thường có xu hướng ghen tị với họ về một cái gì đó của họ nhưng bạn không hề biết chút gì về cái mà bạn đang thèm muốn. Người ta nói rằng đi một dặm đường bằng giày của người khác thì bạn có thể đi được hơn một dặm nữa, tuy nhiên khi bạn có được đôi giày của người khác rồi thì bạn sẽ thất vọng và muốn quẳng bỏ nó ngay. Vậy bạn hãy đặt cho mình một số mục tiêu nhưng bạn hãy thực tế với những mục tiêu đó. Giả sử bạn đặt mục tiêu trở thành thủ lĩnh của cả thế giới thì điều nghe có vẻ ấn tượng nhưng nó hoàn toàn không thực tế.
Hãy đặt ra mục tiêu có tính thách thức nhưng phải là mục tiêu có thể đạt được, thực tế nhưng cũng phải có thử thách.
2.1. Xác định điểm nổi bật nhất
Lên danh sách những kỹ năng tốt nhất của mình, chọn ra một điều đặc biệt nhất và tự tin với nó nhất. Việc này không chỉ giúp cho ta hiểu rõ giá trị của bản thân mình hơn mà còn rất có ích để phát triển và tự hoàn thiện mình hơn nữa.
2.2. Xác định mục tiêu dài hạn và ngắn hạn
Kế hoạch nghề nghiệp dài hạn thường là những kế hoạch 5 năm hoặc lâu hơn và cần có sự chuẩn bị dài hơn và kỹ hơn. Ngày nay, với môi trường làm việc đang thay đổi nhanh chóng, và những kỹ năng hiện có hay các kế hoạch đặt ra cho hôm nay có lẽ sẽ không còn phù hợp sau này. Kế hoạch nghề nghiệp dài hạn nên được xác định và phát triển những kỹ năng cốt lõi mà xã hội cần cùng với phát triển những mục tiêu cá nhân và nghề nghiệp riêng.
2.3. Thường xuyên cập nhật kiến thức
Muốn có những bước tiến vững chắc trong sự nghiệp, ta phải không ngừng tiếp nạp thêm kiến thức mới. Luôn đi tiên phong trong việc nắm bắt những xu hướng và trình độ phát triển của ngành nghề chuyên môn.
2.4. Phát triển các kỹ năng phụ
Chúng ta thường chú trọng phát triển các kỹ năng nghề nghiệp để đạt đến thành công và bỏ quên việc trau dồi các kỹ năng phụ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy 9 trong 10 người thăng tiến không hề là người có kỹ năng nghề nghiệp tốt nhất so với các nhân viên khác trong cùng bộ phận. Người làm việc giỏi không chỉ là người mang lại năng suất cao mà còn phải là người giao tiếp giỏi với khách hàng và đồng nghiệp. Họ bộc lộ các kỹ năng lãnh đạo, ý tưởng kinh doanh cũng như thấu hiểu được tầm quan trọng của giao tiếp đối với khả năng sinh lợi trong ngành công nghệ thông tin. Hãy tự hoàn thiện bản thân để được mọi người trọng vọng.
2.4. Xây dựng bản đồ kinh nghiệm
Để có được những hình ảnh sống động về những kỹ năng nghề nghiệp của chính mình, hãy tạo một bản đồ sắp xếp các kinh nghiệm những gì đã có. “Bản đồ” này sẽ hiển thị tất cả những kỹ năng chuyên môn, những thông tin ghi chú bổ sung, công việc cụ thể đã từng trải qua … Tất cả các thông tin này cần được thể hiện rõ ràng và đẹp mắt để giúp ta để dàng hình dung những những đã có và những gì cần phải cải thiện.
No Response to "Cảm tưởng buổi ODEN ngày 1-10-2009"
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.